|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Từ khủng hoảng lợn hơi, lo số phận của bò, gà, trứng!

07:52 | 19/05/2017
Chia sẻ
Thấy giá tăng, nhà nhà đổ xô nuôi lợn nhiều đến mức không kiểm soát được. Cần xem lại tương lai của ngành bò, gà, trứng, nếu không có định hướng cụ thể thì cũng sẽ rơi vào khủng hoảng.

Tại Hội nghị Giao ban thảo luận các giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi diễn ra ngày 17/5, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đánh giá, hiện nay đa phần người chăn nuôi dù nuôi nhỏ lẻ hay nuôi quy mô trang trại thì vẫn tự sản xuất từ con giống, nuôi lớn cho tới khi xuất bán ra thị trường thông qua thương lái.

tu khung hoang lon hoi lo so phan cua bo ga trung
Từ khủng hoảng lợn hơi, lo số phận của bò, gà, trứng!

Dù giá bán tại chuồng, cổng trại xuống rất thấp nhưng giá bán thịt lợn tại các chợ, siêu thị cho người tiêu dùng thì vẫn rất cao (chỉ giảm khoảng 10-15% so với lúc giá lợn hơi cao, tương đương khoảng từ 70.000-90.000 đồng/kg tùy loại thịt).

Nguyên nhân chính làm giá lợn xuống thấp là do cung vượt cầu, vì sau nhiều năm phát triển nóng các loại thực phẩm trong nước đã vượt khá xa khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước.

Đại diện Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc cho biết, Vĩnh Phúc còn 33.000 con lợn quá lứa (130-140kg/con) chưa tiêu thụ được.

Sở Công Thương Vĩnh Phúc đang đề nghị tỉnh trích 100 tỷ để hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ và người chăn nuôi để bình ổn sản xuất. Ngân hàng hiện nay đang thực hiện giãn nợ, cho vay ưu đãi. Tới đây sẽ có quầy điểm bán thịt lợn bình ổn ở các huyện để tác động khâu trung gian, kích cầu thị trường.

Về lâu dài, ông cho rằng cần có cần phải xem lại quy hoạch chăn nuôi. Tỉnh nào cũng chọn lợn làm con chủ lực nhưng lại thiếu xúc tiến thị trường, chế biến. Đặc biệt, cần phải đưa ra tiêu chuẩn lợn xuất chuồng.

“Chúng tôi băn khoăn về lợn quá lứa? Thế nào là lợn quá lứa? Chúng ta không có tiêu chuẩn xuất chuồng là bao nhiêu, nên mới có đàn lợn quá lứa lên đến 130- 140kg. Phải tính toán, đưa ra tiêu chuẩn xuất chuồng, giết mổ lợn để người dân biết chứ không thể bình thường thì 70kg xuất chuồng nhưng Trung Quốc thu mua thì nuôi tới 140kg”, ông nói.

Đại diện Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết, thời gian qua chăn nuôi lợn ở Quảng Trị không bị khủng hoảng thiếu hay thừa, nhưng giá lợn hơi lại giảm xuống thấp còn 18.000-20.000 đồng/kg.

“Khi tôi đang phát biểu đây, thì các trang trại lợn ở Quảng Trị cứ bán một con là lỗ 1 triệu đồng. Từ bài học của khủng hoảng lợn, các đồng chí lãnh đạo Cục Chăn nuôi cần xem lại tương lai của ngành bò, gà, trứng, nếu không có định hướng cụ thể thì cũng sẽ rơi vào khủng hoảng”, vị này cho hay.

Trước tình trạng giá lợn giảm sâu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Yên Bái cho rằng ngành chăn nuôi cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ khủng hoảng lợn. Hiện nay chúng ta đang quản lý chăn nuôi quá dễ dãi, ai nuôi lợn cũng được, từ cán bộ công nhân viên chức nhà nước, cho tới người dân, kể cả doanh nghiệp muốn nuôi mấy nghìn con cũng được. Từ một vài nghìn con, đẻ ra chục nghìn con rất nhanh bởi sức sinh sản của lợn là rất kinh khủng.

Ông Nguyễn Nhân Lừng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y Bắc Ninh cũng cho rằng, cần có quy định các vùng chăn nuôi trọng điểm, vùng này được phép nuôi với quy mô như thế nào, tránh tình trạng thấy giá tăng, nhà nhà đổ xô nuôi lợn nhiều đến mức không kiểm soát được.

Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội thừa nhận, từ 2015 đến 2016 thành phố Hà Nội đã tăng 400.000 con lợn vì chăn nuôi tự phát không theo quy hoạch.

“Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi không theo quy hoạch, các hộ chăn nuôi không nằm trong quy hoạch, ảnh hưởng môi trường chúng tôi quyết liệt cho dừng chăn nuôi”, ông Đăng nhấn mạnh.

Về giải pháp thời gian tới, Cục Chăn nuôi đề nghị các địa phương tham gia vào thị trường điều tiết giá đầu vào và đầu ra của sản phẩm, thực hiện tốt khâu kết nối và tận dụng mọi cơ hội để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; Tăng cường thông tin, báo cáo, cập nhật tình hình diễn biến thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

Trước mắt, các tỉnh thành cần có cơ chế hỗ trợ người dân mở các điểm bán thịt lợn nhằm giảm chi phí trung gian, giảm thua lỗ cho người chăn nuôi.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng cho biết, Bộ NN&PTNT đã tổ chức các đoàn công tác sang làm việc với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và các cơ quan chức năng liên quan để thúc đẩy tiến trình đàm phán đưa một số sản phẩm nông sản của Việt Nam vào danh mục nhập khẩu chính ngạch của Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là mặt hàng thịt lợn.

“Phía bạn đã thống nhất sẽ tiến hành các bước liên quan để đưa thịt lợn vào danh mục nói trên, hiện nay cơ quan Thú y của hai nước đang gấp rút triển khai thực hiện”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thùy An

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.