|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TPBank tự hào là Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

16:24 | 05/11/2024
Chia sẻ
Hai năm liên tiếp TPBank được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam là minh chứng rõ nét cho định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đúng đắn của TPBank, không chỉ đem tới cho khách hàng vô vàn tiện ích ngân hàng trong kỷ nguyên số mà còn trở thành một trong những doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế.

Hai năm liên tiếp TPBank được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam. (Ảnh: TPBank).

Tối qua ngày 4/11, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh" do Bộ Công Thương tổ chức đã được diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều lời khen cho sự nỗ lực, cũng như những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.

“Đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150.000 tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600 nghìn lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Năm 2024, TPBank lần thứ hai liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Tiên phong dẫn đầu, không ngừng sáng tạo, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của TPBank từ lâu đã là một thương hiệu quen thuộc, uy tín với bản sắc riêng có trên thị trường. Những thành quả của nhiều năm kiên định trên chặng đường đổi mới bằng chuyển đổi số mạnh mẽ, kinh doanh hiệu quả bền vững đó của TPBank đã được ghi nhận.

Tính đến hết quý III/2024, tổng huy động của TPBank tăng trên 8% so với đầu năm, vượt kế hoạch khi cán mốc 342.120 tỷ đồng. Doanh thu đạt mốc hơn 12.900 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, thu nhập lãi thuần đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính khi tiếp tục đà tăng hai con số (10%), đạt 9.840 tỷ đồng. Mảng dịch vụ cũng chứng minh vai trò ngày càng quan trọng khi đóng góp gần 2.455 tỷ đồng vào tổng thu nhập của toàn hàng. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của TPBank đạt hơn 5.460 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

TPBank chủ động kiểm soát rủi ro, bao phủ nợ xấu, tránh những tác động tiêu cực trong tương lai khi đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm qua gấp hơn 1,5 lần so với cùng kỳ 2023, ở mức gần 3.000 tỷ đồng. Tính đến ngày 30.9, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III (chuẩn mực quản trị rủi ro chặt chẽ và toàn diện nhất trong ngành ngân hàng hiện nay) của TPBank là 13%, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của Basel III (10,5%).

Trong chiến lược phát triển bền vững của mình, TPBank luôn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh theo các quy định của pháp luật Việt Nam, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và gia tăng trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ đối tượng yếu thế trong xã hội.

Nhiều năm liên tục, TPBank luôn là một trong 30 doanh nghiệp nộp ngân sách nhiều nhất. Với 2.419 tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2023, TPBank trở thành một trong 10 ngân hàng tư nhân nộp ngân sách nhiều nhất năm.

 TPBank luôn là một trong 30 doanh nghiệp nộp ngân sách nhiều nhất. (Ảnh: TPBank).

Tháng 9, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 (Yagi) tại các tỷnh thành phía Bắc, phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, TPBank đã ủng hộ 2,5 tỷ đồng nhằm hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả do mưa lũ và sớm ổn định cuộc sống. TPBank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa ra chương trình hỗ trợ giảm tối đa 50% số tiền lãi hiện tại cho khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng do mưa lũ bởi bão Yagi, với hạn mức chương trình lên tới 2.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Chúng tôi luôn tự hào là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. TPBank luôn kiên định trong từng hành động, từng bước tiến, đặt mục tiêu phát triển bền vững, cống hiến sức lực vì cộng đồng, vì một Việt Nam giàu đẹp và hưng thịnh”.

Theo đánh giá của Brand Finance, trong những năm gần đây, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.

Đây là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với kết quả của Chương trình Thương hiệu quốc gia và tác động tích cực từ các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước trong kiến tạo môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Bích Thu

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.