|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP HCM thông qua kế hoạch đầu tư công gần 687.000 tỷ đồng cho hơn 5.660 dự án

07:01 | 26/06/2021
Chia sẻ
Giai đoạn 2021-2025, TP HCM thực hiện 5.664 dự án, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương là gần 687.000 tỷ đồng.

Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của TP HCM đã được HĐND TP HCM khóa X thông qua tại kỳ họp thứ nhất, sáng 25/6.

HĐND TP HCM giao UBND TP HCM thường xuyên theo dõi, kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Trung ương quan tâm xem xét bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương để hỗ trợ thành phố thực hiện các dự án đầu tư công trọng điểm.

HĐND TP HCM cũng đề nghị thành phố đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các khu vực được xác định là động lực tăng trưởng, các dự án lớn, kết nối liên vùng, các dự án quan trọng, cấp thiết của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. 

Thành phố cũng cần quan tâm, chú trọng các dự án phòng chống thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống của người dân.

Trước đó chiều 24/6, Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan cho biết, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ ngân sách Trung ương là gần 14.000 tỷ đồng (trong và ngoài nước). Bên cạnh đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn này của TP HCM dự kiến gần 673.000 tỷ đồng. Số tiền trên dùng để đầu tư 5.664 dự án.

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố có một số dự án trọng điểm như: Dự án vệ sinh môi trường TP HCM (giai đoạn 2); dự án phát triển giao thông xanh TP HCM; dự án cải thiện môi trường nước thành phố lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2); dự án xây dựng đường sắt đô thị TP HCM, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP HCM (Bến Thành - Tham Lương).

Ngoài ra, TP HCM dự kiến bố trí cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 gồm: Dự án cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến nghé giai đoạn 2 (500 tỷ đồng); dự án vệ sinh môi trường TP HCM giai đoạn 2 (1.900 tỷ đồng); dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP HCM - SECO (245 tỷ đồng).

Ngoài ra còn có dự án cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP HCM - SPR (397 tỷ đồng); dự án tăng cường lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - thành phần 7 (218 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (2.484 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP HCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương (1.222 tỷ đồng).

Các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn tiếp theo gồm các dự án: Dự án bờ tả sông Sài Gòn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm (38 tỷ đồng); dự án xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng TP HCM (432 tỷ đồng). 

Đối với 2 dự án chuẩn bị đầu tư đã được HĐND TP HCM thông qua trước đó gồm: Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (4.000 tỷ đồng); dự án xây dựng nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức) có vốn đầu tư là 1.800 tỷ đồng.

Anh Đào

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.