|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP HCM khởi công xây dựng hạ tầng kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên

11:00 | 23/02/2023
Chia sẻ
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.200 tỷ đồng, dự kiến dự án hoàn thành năm 2025.

Sáng 23/2, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Tp. Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) đã khởi công dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn). Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.200 tỷ đồng, dự kiến dự án hoàn thành năm 2025 nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là dự án trọng điểm thuộc Đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2045 kết hợp cùng các Dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tham Lương – Bến Cát, lưu vực Tây Sài Gòn dự kiến triển khai trong thời gian tới.

Về quy mô đầu tư, dự án sẽ xây dựng tuyến kè bờ kênh tổng chiều dài 63,11 km; nạo vét tuyến kênh 31,46 km với bề rộng kênh trên 30m; xây dựng tuyến đường giao thông hai bên bờ kênh tổng chiều dài 63,41 km. Ngoài ra, dự án này cũng xây dựng các công trình trên tuyến như cống thoát nước, bến thuyền dọc tuyến, cầu giao thông, các nút giao thông, hào kỹ thuật…

Dự án này mang tính chất phục vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai. Mục tiêu dự án nhằm tiêu thoát nước mưa, chống úng ngập cho diện tích 14.900 ha của khu vực dự án và các khu vực khác có liên quan; chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường khu vực dự án, tăng cường năng lực giao thông cho trục Bắc Nam thành phố…

Theo Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, việc triển khai thi công, hoàn thành dự án chắc chắn sẽ tạo bước đột phá cho hạ tầng đô thị thành phố, chỉnh trang và nâng cao diện mạo đô thị cho khu vực nói riêng và thành phố nói chung. Qua đó, dự án sẽ hình thành tuyến giao thông đường thủy, đường bộ liên kết qua 7 quận huyện, là động lực phát triển kinh tế, xã hội của khu vực, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Ông Phan Văn Mãi đề nghị các sở ngành thành phố tập trung phối hợp hỗ trợ chủ đầu tư giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án; các quận huyện tiếp tục quan tâm, tập trung vận động tạo sự đồng thuận của người dân trong triển khai giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án. Lãnh đạo Thành phố cũng mong muốn 166 hộ ở Quận 12 và Gò Vấp tiếp tục ủng hộ, bàn giao mặt bằng sạch để triển khai dự án. 

“Chủ đầu tư phải tập trung chỉ đạo các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng huy động nhân lực, thiết bị thi công, vật tư, vật liệu và có kế hoạch thi công chi tiết; phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, đặc biệt là các địa phương để đảm bảo hoàn thành dự án theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng công trình”, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh.  

Tiến Lực

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.