|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức nội chuyển hướng mua ròng gần 186 tỷ đồng tuần VN-Index giao dịch khởi sắc, tập trung gom cổ phiếu thực phẩm

20:40 | 15/08/2022
Chia sẻ
Tuần 8 – 12/8, nước ngoài tiếp tục mua ròng tuần thứ 4 liên tiếp trong khi nhà đầu tư cá nhân bán ròng đối ứng cho nhóm này. Trong khi đó, nhóm tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) chuyển mua ròng 186 tỷ đồng, tính riêng kênh khớp lệnh thì họ gom ròng 17 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có một tuần giao dịch 8 – 12/8 thăng hoa sau khi có những dấu hiệu đầu tiên rằng lạm phát chững lại. Các chỉ số chứng khoán Mỹ, Nasdaq 100 tăng trên 20% từ đáy, S&P 500 đã tăng15%. Trong tuần các chỉ số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, lợi nhuận của nhóm bán lẻ, dữ liệu về nhà ở và biên bản họp Fed là các điểm chú ý của nhà đầu tư.

Tại thị trường trong nước, VN-Index đóng cửa tuần tại 1.262,33 điểm với 16/19 ngành cấp 2 tăng điểm. Thanh khoản giảm sàn HOSE giảm hơn 6% so với tuần trước đó với giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 15.583 tỷ đồng.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm xây dựng và vật liệu, tài nguyên cơ bản, bất động sản, trong khi giảm ở nhóm ngân hàng, chứng khoán, điện nước xăng dầu khí đốt

Nước ngoài tiếp tục mua ròng tuần thứ 4 liên tiếp trong khi nhà đầu tư cá nhân bán ròng đối ứng cho nhóm này. Trong khi đó, nhóm tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) chuyển mua ròng 186 tỷ đồng, tính riêng kênh khớp lệnh thì họ gom ròng 17 tỷ đồng.

Tổ chức nội tập trung gom cổ phiếu thực phẩm, nhưng lại bán ròng mạnh nhất nhóm thép

Với lực cầu áp đảo, tổ chức trong nước vừa có tuần mua ròng tích cực ở 13/18 nhóm ngành, trong đó cổ phiếu thực phẩm và đồ uống thu hút mạnh mẽ nhất dòng tiền của các tổ chức nội với giá trị mua ròng đạt 138 tỷ đồng.

Lực cầu từ tổ chức trong nước cũng lan tỏa sang nhóm công nghệ thông tin với giá trị vào ròng gần 66 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tổ chức nội còn chảy vào các ngành hàng & dịch vụ công nghiệp (53 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (34 tỷ đồng), bán lẻ (31 tỷ đồng), hóa chất (16 tỷ đồng),…

Nối tiếp, hoạt động giải ngân dưới 10 tỷ đồng cũng được ghi nhận ở một số nhóm cổ phiếu, lần lượt là du lịch và giải trí, y tế, điện, nước & xăng dầu khí đốt, bảo hiểm, ô tô & phụ tùng,…

Thống kê của FiinTrade chỉ ra giao dịch tại nhóm ngân hàng gần như cân bằng dù tuần trước đó cổ phiếu “vua” là một trong hai ngành bị rút tiền mạnh nhất.

Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm ngân hàng đang có sự phân hóa với chỉ số giá khi dòng tiền giảm, chỉ số giá tăng, điều này cho thấy cung cổ phiếu đang yếu dần đi.

Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thị trường cũng đang giảm dần, tuy nhiên, chỉ số này vẫn nằm ở vùng cao trong vòng 1 năm cho thấy so với thị trường chung nhóm này vẫn được giao dịch mạnh hơn, nhưng xu hướng này đang yếu dần.

Ở chiều bán ra, cổ phiếu ngành thép chịu áp lực rút ròng mạnh nhất với gần 179 dù tuần trước đó vẫn được mua ròng gần 60 tỷ đồng. Có thể thấy, dòng vốn nội đã chuyển hướng chốt lời cổ phiếu thép giữa bối cảnh một số cổ phiếu nhóm này có nhịp hồi phục mạnh mẽ trong ngắn hạn.

Tương tự, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản cũng nằm trong Top bán ròng với giá trị gần 84 tỷ đồng. Là nhóm bị rút tiền mạnh nhất trong tuần trước đó, quy mô bán ròng tại nhóm địa ốc đã giảm 76% trong tuần này.

Cùng chiều, lực xả nhẹ hơn cũng được chứng kiến ở các nhóm dầu khí (39 tỷ đồng), xây dựng và vật liệu (30 tỷ đồng) và dịch vụ tài chính (8 tỷ đồng).

Thống kê của FiinTrade cho thấy cổ phiếu ngành dầu khí ghi nhận tỷ trọng giá trị giao dịch theo tuần tăng lên 4,66%, chỉ số ngành tăng 4,09%, là ngành tăng điểm mạnh nhất thị trường trong tuần. Tuy nhiên, tính từ đầu năm, nhóm này còn giảm 10,05%.

 

  Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

 

Cổ phiếu nào được mua/bán nhiều nhất?

Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần qua nổi bật nhất là hoạt động giải ngân vào cổ phiếu VNM của Vinamilk. Đây cũng là mã duy nhất được khối này rót vốn trên trăm tỷ đồng trong tuần vừa qua.

Nối tiếp, các tổ chức nội gom ròng 89,6 tỷ đồng cổ phiếu FPT. Theo quan sát, FPT nằm trong Top7 ảnh hưởng tích cực lên VN-Index.

Cùng với đó, hai đại diện từ nhóm tài chính ngân hàng là VND và VPB cũng được tổ chức nội gom ròng với giá trị lần lượt là 45,1 tỷ đồng và 40,6 tỷ đồng. Cái tên cuối cùng trong danh mục Top5 mua ròng là MSN với 39 tỷ đồng. 

Trở lại chiều bán ròng, danh mục bán ròng của tổ chức nội có sự góp mặt của HPG (195,8 tỷ đồng). Dòng tiền của khối này cũng rút khỏi PLX với giá trị 69,4 tỷ đồng.

Cùng thuộc lĩnh vực ngân hàng nhưng cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) lại bị rút ròng mạnh nhất là 62,3 tỷ đồng. Tương tự, tổ chức trong nước cũng bán ròng cổ phiếu bất động sản là VIC (213,5 tỷ đồng) và CII (30,6 tỷ đồng).

 

  Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.