Mặc dù chịu ảnh hưởng từ COVID-19 với nợ xấu tăng cao trong quí I nhưng lợi nhuận ngân hàng mẹ MB trong 5 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng so với cùng kì năm trước với 3.694 tỉ đồng.
Theo VCBS, nợ xấu tăng lên là vấn đề đáng quan tâm trong các kì báo cáo sắp tới đối với MB. Đồng thời, sự sụt giảm nhanh chóng của tiền gửi không kì hạn cũng sẽ gây áp lực lên chi phí vốn của ngân hàng này.
Ông Hà Trọng Khoa, em trai Phó Tổng Giám đốc Hà Trọng Khiêm đăng kí bán ra gần 32.800 cổ phiếu MBB theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 17/6 – 16/7/2020.
Tháng 6/2020, lãi suất ngân hàng MB niêm yết cho gói tiền gửi tiết kiệm tại quầy nằm trong phạm vi từ 0,2% - 7,4%/năm, lĩnh lãi cuối kì. Lãi suất cao nhất là 7,4% năm áp dụng cho kì hạn 24 tháng với khoản tiền từ 200 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hưng cho biết TPBank, ACB và MB là ba ngân hàng được NHNN đánh giá cao nhất theo các tiêu chuẩn của Thông tư 52 nhằm mục đích cấp room tín dụng.
MB thông báo phát hành thành công 1.235 tỉ đồng chứng chỉ tiền gửi ghi danh trong tháng 4. Trước đó, ngân hàng này đã phát hành thành công gần 7.100 tỉ đồng chứng chỉ tiền gửi trong quí I/2020.
MB thông báo bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Trần Minh Đạt kiêm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác thác tài sản MB (MBAMC).
Trong quí I, chi phí dự phòng rủi ro của MBBank tăng mạnh lên 2.093 tỉ đồng, gấp đôi cùng kì 2019. Đây là nguyên nhân chính khiến lãi trước thuế giảm 9,4% xuống 2.195 tỉ đồng.
Đối với ba ngân hàng gồm VietinBank, Vietcombank và ANZ Việt Nam, Fitch Ratings hạ triển vọng từ "tích cực" xuống "ổn định"; hai ngân hàng ACB và MB hạ triển vọng từ "ổn định" xuống "tiêu cực".
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.