Hiệp định EVFTA dự kiến có tác động tích cực tới sản lượng ngành dệt may Việt Nam với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030.
Theo qui định EVFTA, nếu có tranh chấp phát sinh giữa một Bên và nhà đầu tư của Bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách thiện chí thông qua đàm phán và hòa giải.
Cam kết về sở hữu trí tuệ của Hiệp định EVFTA gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lí... Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp với qui định pháp luật hiện hành.
Trong thời gian đầu khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan ưu đãi của EU có thể cao hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang hưởng trong GSP. Do vậy, EU cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA lộ trình 7 năm.
Liên minh châu Âu (EU) là một thị trường và là một đối tác "khó tính" với nhiều yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe, nhưng nếu có cách thức tiếp cận phù hợp, đáp ứng tốt các yêu cầu và tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ trưởng thành, xây dựng được nền kinh tế xanh, hướng đến các giá trị bền vững.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 bùng phát lần thứ hai ở cả Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).