Tính từ đầu năm đến ngày 15/10, tổng giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam đạt gần 1,4 triệu tấn, trị giá hơn 2,3 tỷ USD, tăng lần lượt 16,7% và 53,5% về lượng và giá trị so với cùng kỳ 2020.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý III có xu hướng chậm lại và điều này có thể lặp lại trong quý IV khi tình trạng thiếu chip bán dẫn trong ngành sản xuất ô tô đang kìm hãm nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc, thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của nước ta.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá cao su tăng khi Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế mới của Nhật Bản tuyên bố sẽ có những hành động, chính sách táo bạo để hồi sinh nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Lợi nhuận công ty mẹ Cao su Phước Hòa tiếp tục đi xuống dù doanh thu thuần tăng trưởng do không còn ghi nhận tiền bồi thường thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên cũng như hụt thu từ nhượng bán và thanh lý tài sản cố định.
Trong tuần từ 12 đến 18/10 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức hoặc quyền mua cổ phiếu, bao gồm những cái tên lớn như SeABank, VEAM …
Trong tháng 9, giá xuất khẩu bình quân của cao su Việt Nam ở mức 1.646 USD/tấn, tăng 22,7% so với tháng 9/2020, kéo giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng hơn 21% dù lượng sụt giảm so với cùng kỳ.
Theo Cục Xuất nhập khẩu trong tháng 9, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm do nhu cầu từ lĩnh vực ô tô giảm khi tình trạng thiếu chip bán dẫn vẫn chưa được cải thiện. Mặc dù giá đã tăng nhẹ trở lại trong mấy phiên cuối tháng, nhưng vẫn ở mức thấp.
Số tiền phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hơn 1.313 tỷ đồng, trong khi GVR đã nộp về quỹ hơn 1.445 tỷ đồng. Do đó, tập đoàn sẽ nhận về khoản hoàn trả hơn 132 tỷ đồng.
Với 407/451 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trong đó, "chốt" quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón và ngưỡng doanh thu không chịu thuế VAT là 200 triệu đồng/năm.