|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủy điện Đăk Kar gặp sự cố nghiêm trọng: Yêu cầu sơ tán khẩn cấp dân sống trong vùng nguy hiểm

10:58 | 09/08/2019
Chia sẻ
Công trình thủy điện Đăk Kar đang bị kẹt cửa van, nước đã tràn qua đập gây sạt lở chân đập và có nguy cơ cao xảy ra vỡ đập.

Trước tình hình nguy hiểm này, 17h chiều 8/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện khẩn số 11 đến Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Phước, Đăk Nông, Lâm Đồng tổ chức di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng...

Tối 8/8, theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đăk Nông, công trình thủy điện Đăk Kar, xã Phú Sơn, huyện Đawk  R’Lấp, tỉnh Đăk Nông đang thi công có dung tích 13 triệu m3 bị sự cố kẹt cửa van.

Do ảnh hưởng của mưa lũ, hiện tại nước đã tràn qua đập gây sạt lở chân đập và có nguy cơ cao xảy ra vỡ đập đe dọa nghiêm trọng an toàn dân cư khu vực hạ lưu thuộc các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng.

Đặc biệt trong điều kiện khu vực được dự báo còn tiếp tục xảy ra mưa lớn (80mm - 100mm/24h, có nơi trên 100mm).

Thủy điện Đăk Kar gặp sự cố nghiêm trọng: Yêu cầu sơ tán khẩn cấp dân sống trong vùng nguy hiểm - Ảnh 1.

Công trình thủy điện Đak Kar đang bị sự cố kẹt cửa van.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, lúc 17h chiều 8/8, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, đã có công điện khẩn số 11 đến Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Phước, Đăk Nông, Lâm Đồng; Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương yêu cầu:

Khẩn trương tổ chức thông tin về sự cố đập đến các cấp chính quyền và người dân, tổ chức di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng; chỉ đạo chủ đập và cơ quan chức năng bằng mọi biện pháp hạ thấp mực nước để tránh xảy ra tình huống vỡ đập đột ngột; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai ứng cứu khi có tình huống xảy ra; theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ và sự cố đập để chủ động các phương án xử lý kịp thời, hiệu quả; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Thủy điện Đăk Kar gặp sự cố nghiêm trọng: Yêu cầu sơ tán khẩn cấp dân sống trong vùng nguy hiểm - Ảnh 2.

Người dân tại một số xã tại huyện Bù Đăng, Bình Phước bì bõm trong nước lũ.

Trước đó, vào lúc 13h chiều ngày 8/8, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc cùng lãnh đạo Công ty Cổ phần thủy điện Đak Kar nhằm kiểm tra thực tế về hiện trạng mực nước cũng như công tác xả nước của thủy điện trong những ngày vừa qua.

Theo đó, hiện nay mực nước của công trình thủy điện Đăk Kar đang ở cao trình 477m, ứng với dung tích hồ khoảng 14 triệu m3 (cao trình đập 480,5m; cao trình mực nước gia cường  478,5m), khả năng tháo lũ cửa tràn là 960m3/s.

Tuy nhiên hiện tại do mất điện nên không vận hành được cửa van, kẹt cửa van và chỉ tháo với lưu lượng 70m3/s và công trình đang ở tình trạng khẩn cấp.

Thủy điện Đăk Kar gặp sự cố nghiêm trọng: Yêu cầu sơ tán khẩn cấp dân sống trong vùng nguy hiểm - Ảnh 3.

Nước lũ tại nhiều nơi của Bình Phước đang ở tình trạng rất nguy hiểm.

Để ứng phó với sự cố về đập có thể xảy ra, tại công trình thủy điện Đăk Ka trên lưu vực sông Đồng Nai (trong trường hợp khẩn cấp phải phá cửa van thủy điện Đăk Ka), Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước cũng đã có công điện đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN 2 tỉnh Đăk Nông và Đồng Nai phối hợp thông báo đến nhân dân trên lưu vực sông Đồng Nai (giáp Bình Phước) chủ động di dời, sơ tán ra khỏi vùng trũng, những nơi nguy hiểm hạ lưu công trình thủy điện Đăk Ka nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân.

Riêng tại Bình Phước, trong chiều 8/8, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã di dời 200 hộ dân thuộc 4 xã chịu ảnh hưởng lên khu vực cao hơn nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của người dân.


Dương Hinh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.