|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam

14:35 | 03/06/2024
Chia sẻ
Sáng 3/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho Thượng tướng Trịnh Văn Quyết.

Sáng 3/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sau khi Đại tướng Lương Cường tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho Thượng tướng Trịnh Văn Quyết. (Ảnh: Báo QĐND).

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết sinh năm 1966 tại Hải Dương. Ông từng giữ các chức vụ tại Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể, trước tháng 5/2016, ông giữ chức Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó chính uỷ Quân khu 2.

Từ tháng 5/2016, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 2 và Thường vụ Quân uỷ Trung ương chỉ định giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân khu 2. Tháng 8/2016 ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Ngày 27/6/2020, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu 2 lần thứ IX, ông tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân khu 2, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Năm 2020, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Từ năm 2021, ông được bầu là Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ tháng 8/2023, ông được thăng quân hàm Thượng tướng.

Hạ An

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.