|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thủ tướng Malaysia đề xuất châu Á dùng đồng tiền chung dựa trên vàng

20:19 | 30/05/2019
Chia sẻ
Thủ tướng Malaysia cho rằng hiện các nước phải phụ thuộc vào đồng USD, nhưng đồng tiên này không ổn định. Do đó, ông đề xuất sử dụng đồng tiền chung dựa trên vàng vì vàng ổn định hơn nhiều so với USD.
Thủ tướng Malaysia đề xuất châu Á dùng đồng tiền chung dựa trên vàng - Ảnh 1.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 diễn ra ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) ngày 29/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

 Ngày 30/5, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đề xuất khu vực Đông Á nên cân nhắc sử dụng một đồng tiền chung dựa trên vàng trong giao dịch thương mại khu vực, qua đó thúc đẩy thương mại và giải phóng khu vực khỏi sự phụ thuộc vào các giao dịch bằng USD.

Phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 ở Tokyo (Nhật Bản), ông Mahathir cho rằng hiện tại các nước phải phụ thuộc vào đồng USD, nhưng đồng tiền này cũng không ổn định. Do đó, ông đề xuất sử dụng đồng tiền chung dựa trên vàng vì vàng ổn định hơn nhiều so với USD.

Ông nêu rõ đồng tiền chung này có thể sử dụng cho thương mại khu vực nhưng không thay thế các đồng nội tệ sử dụng trong nước. Thủ tướng Malaysia cũng lưu ý rằng tỷ giá của đồng tiền chung này sẽ "gắn với" năng lực của từng nước và sẽ giúp cân đối thương mại khu vực.

Ông Mahathir đã giữ chức Thủ tướng Malaysia trong 22 năm cho đến năm 2003. Ông được bầu lại làm người đứng đầu chính phủ Malaysia trong cuộc bầu cử năm ngoái. Lâu nay, ông Mahathir được biết đến là người chỉ trích kinh doanh tiền tệ.

Ông Mahathir từng cáo buộc giới đầu cơ nước ngoài, trong đó có nhân vật nổi tiếng George Soros tấn công tiền tệ châu Á khiến tỷ giá đồng ringgit giảm mạnh. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, bất chấp các ý kiến của giới chuyên gia quốc tế, ông Mahathir đã áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn để bình ổn nền kinh tế.

Nguyễn Hằng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.