|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng bắt đầu thăm Romania

21:28 | 20/01/2024
Chia sẻ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân tới thủ đô Bucharest, bắt đầu thăm chính thức Romania ngày 20-22/1.

Sau khi dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ và thăm Hungary, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân chiều 20/1 tới thủ đô Bucharest, bắt đầu thăm chính thức Romania theo lời mời của Thủ tướng Marcel Ciolacu.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến hội đàm, hội kiến với Thủ tướng Ciolacu, Tổng thống Klaus-Werner Iohannis cùng các lãnh đạo, quan chức cấp cao nước này; dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Romania và thăm các viện nghiên cứu, trường đại học, cùng một số hoạt động khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân rời Budapest, Hungary đến Bucharest, Romania, chiều 20/1. (Ảnh: Nhật Bắc).

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Romania từ năm 1950. Giai đoạn 1950-1989, Romania đã viện trợ và cho Việt Nam vay để phát triển một số ngành kinh tế. Sau khi quốc gia này thay đổi chế độ chính trị cuối năm 1989, hai nước tiếp tục phát triển quan hệ và hợp tác nhiều mặt.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Romania tăng trưởng liên tục, từ hơn 200 triệu USD năm 2018 tăng gấp đôi lên hơn 400 triệu USD năm 2022.

Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam là cà phê, hải sản, hồ tiêu, dệt may, giày da, linh kiện máy tính. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Romania là hóa chất, phân bón, sắt thép xây dựng, hạt nhựa, thiết bị khoan dầu khí, sản phẩm gỗ... Từ năm 2010, Romania được xếp vào nhóm các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, với khoảng 12.000 tấn mỗi năm.

Tính đến hết năm 2022, Romania có 5 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,56 triệu USD, đứng thứ 42/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.    

Minh Sơn

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.