Trong một thập kỷ qua, diện tích cao su đại điền liên tục giảm, Việt Nam phải nhập khẩu thêm của Campuchia để bù đắp sản lượng trong nước. Điều này có nghĩa xuất khẩu cao su đang phải đối mặt với bài toán thiếu nguyên liệu và tính hợp pháp của nguyên liệu đầu vào.
Kết thúc 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt khoảng 595.000 tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, tăng hơn 8% về lượng và tăng 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý I, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,7%, bị áp đảo trước hàng của Indonesia với 29,2% và Thái Lan với 13,2%.
Xuất khẩu cao su năm 2022 sẽ hưởng lợi nhờ nhu cầu tiêu thụ ở lĩnh vực công nghệ, y tế tăng mạnh. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp cao su có sự phân hóa rõ rệt, chủ yếu các khoản thu nhập, tài chính khác.
Việc Trung Quốc phong toả nhiều tỉnh, thành phố để ngăn chặn dịch COVID-19 khiến tiêu thụ lốp xe chậm lại, kéo theo xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm sâu.
Trong quý I, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với 280 nghìn tấn, trị giá 483 triệu USD, không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2021. VRA cho rằng chính sách Zero COVID sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su sang Trung Quốc trong năm 2022.
Đại diện VRA cho biết doanh nghiệp cao su của Việt Nam hưởng lợi khi mỗi tháng Trung Quốc cần nhập khẩu 385.000 tấn cao su. Tuy nhiên, chính sách Zero COVID gây gián đoạn chuỗi vận tải biển, ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Xuất khẩu cao su năm 2021 đạt gần 2 triệu tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020, trở thành nước xuất khẩu cao su lớn thứ ba thế giới.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết giữa tháng 12, giá cao su tự nhiên tại các sàn giao dịch chủ chốt ở châu Á có xu hướng giảm nhẹ sau khi chạm mức cao nhất 6 tháng vào cuối tháng 11.
Theo Cục Xuất nhập khẩu xuất khẩu cao su trong thời gian qua tăng trưởng cao là do các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Canada tăng nhập khẩu cao su của Việt Nam.