|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường bảo hiểm tiếp tục phát triển vững chắc

13:42 | 19/12/2019
Chia sẻ
Năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng được nâng cao; Khung khổ pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, đồng bộ hơn….

Đây là những yếu tố giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019 tiếp tục có bước phát triển vững chắc.

tong-wan-qg2m1kyb2v

Ảnh minh họa.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160.180 tỷ đồng

Đánh giá về tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019, ông Phùng Ngọc Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, thị trường bảo hiểm năm 2019 duy trì tốc độ phát triển an toàn và bền vững. 

Cùng với đó là năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) được nâng cao.

Đến hết năm 2019, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 65 DN, trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 15 DN môi giới bảo hiểm, 2 DN tái bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.

Tổng tài sản của các DNBH năm 2019 ước đạt 454.379 tỷ đồng, tăng 14,92% so với năm 2018; Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 376.555 tỷ đồng, tăng 16,13% so với năm 2018.

Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2019 ước đạt 285.965 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2018; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 89.345 tỷ đồng, tăng 9,19% so với năm 2018. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2019 ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng 20,31% so với năm 2018; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 44.006 tỷ đồng.

Khung khổ pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn hoạt động của thị trường. 

Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được ban hành trong năm 2019 có thể kể tới như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Quyết định số 242/QÐ-TTg ngày 28/2/2019 phê duyệt Ðề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số 22/2019/QÐ-TTg ngày 26/6/2019 về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp...

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ, công khai, minh bạch và bình đẳng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia thị trường, phù hợp với các chuẩn mực và cam kết quốc tế.

Một yếu tố khác giúp thị trường bảo hiểm phát triển an toàn và bền vững, đó là các DNBH đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu chính phủ giảm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bảo hiểm và đẩy mạnh các kênh phân phối, nhất là kênh phân phối qua ngân hàng và giao dịch điện tử.

Đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2020

Năm 2020, ngành Bảo hiểm đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng của thị trường ở mức 20%, tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng, ngành Bảo hiểm cũng đặt mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%.

Để đạt được các mục tiêu trên, theo ông Phùng Ngọc Khánh cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tăng cường kết nối với các cơ quan quản lý, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế.

Cùng với đó, nâng cao tính minh bạch thông tin của DNBH; phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm theo kịp với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đồng thời, tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại; Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về thị trường bảo hiểm; Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các DN, đảm bảo an toàn hệ thống; Nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh của các DN.

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm bảo hiểm mới có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ như: Bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí; Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với Cách mạng công nghiệp 4.0.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.