|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, ông Trương Gia Bình làm trưởng ban

20:50 | 06/10/2017
Chia sẻ
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT làm trưởng ban Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân. Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital làm phó ban.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính vừa ký Quyết định thành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Theo đó, Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính Việt Nam làm trưởng ban. Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghị sự toàn cầu về ASEAN, Diễn đàn Kinh tế thế giới làm phó ban.

thanh lap ban nghien cuu phat trien kinh te tu nhan ong truong gia binh lam truong ban

Các thành viên gồm: Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương Mai Hữu Tín; Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận Nguyễn Hoàng Anh; thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch Trần Trọng Kiên; thành viên Ban cố vấn Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam Vũ Văn Tiền; Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghị sự toàn cầu về ASEAN, Diễn đàn Kinh tế thế giới Don Di Lam.

Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân chủ trì nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân gắn với các mục tiêu kinh tế quốc gia; chủ động thiết lập bộ máy giúp việc, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân hoạt động theo Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 360/QĐ-HĐTV ngày 31/5/2017 của Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Khánh Hà

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.