|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tập đoàn 15 tỷ USD đứng sau nhà nhập khẩu BMW tại Việt Nam

21:11 | 29/04/2017
Chia sẻ
Là một trong những tập đoàn lớn của Malaysia, Sime Darby chính là “ông chủ” đứng sau Euro Auto – đơn vị nhập khẩu xe BMW vừa có tổng giám đốc bị bắt tạm giam để điều tra buôn lậu.

Ngày 27/4, Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) đã bắt tạm giam ông Nguyễn Đăng Thảo (Tổng giám đốc Công ty Euro Auto - đơn vị nhập khẩu, phân phối chính hãng xe BMW) để điều tra hành vi Buôn lậu. Cơ quan quản lý cho rằng, công ty này tự ý tiêu thụ hàng hóa (ôtô nhập khẩu BMW) khi chưa được hải quan cho thông quan. Bên cạnh đó, Ôtô Âu Châu cũng được cho là cố ý không cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của ôtô BMW do công ty nhập khẩu, có dấu hiệu gian lận lừa dối khách hàng.

Ông Nguyễn Đăng Thảo chính là tổng giám đốc người Việt thứ hai của Euro Auto và là người đầu tiên sau khi công ty này thuộc về Sime Darby Motors, một nhánh của Sime Darby Group (Malaysia).

Ông Thảo lên nắm quyền điều hành Euro Auto vào tháng 11/2015. Trước đó 2 năm, vào cuối 2013, Sime Darby Motors đã chi 30 triệu đôla để thâu tóm Europe Automobiles Corp Holdings (EACH) - đơn vị giữ 74% cổ phần của Euro Auto. Sau đó, công ty này tiếp tục chi thêm 6,4 triệu đôla để mua thêm 16% cổ phần từ hai cá nhân khác. Đến nay, Sime Darby Motors nắm khoảng 90% cổ phần của Euro Auto.

tap doan 15 ty usd dung sau nha nhap khau bmw tai viet nam
Trụ sở chính của Euro Auto tại quận 7, TP HCM. Ảnh: Euro Auto

Sime Darby Motors là một đơn vị của Sime Darby Group (Malaysia). Đây là một trong những tập đoàn lớn hàng đầu nước này với tổng tài sản là 15 tỷ đôla, giá trị vốn hóa thị trường là 11,74 tỷ. Tập đoàn này có hơn 123.000 nhân viên, làm việc tại 25 quốc gia và 4 vùng lãnh thổ. Ngoài kinh doanh ôtô, Sime Darby còn có 4 lĩnh vực hoạt động gồm trồng dầu cọ, cơ khí, bất động sản, logistics. Năm tài chính 2016, tập đoàn này có doanh thu 10 tỷ đôla, lợi nhuận sau thuế khoảng 600 triệu đôla.

Riêng Sime Darby Motors cũng không phải là cái tên xa lạ trong ngành phân phối ôtô ở châu Á. Công ty này đang là một trong những nhà phân phối lớn nhất khu vực với mạng lưới rộng khắp, từ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc đến Australia, New Zealand. Công ty này kinh doanh hàng loạt thương hiệu từ phổ thông đến hạng sang như: Ford, Hyundai, BMW, Mini, BMW, Jaguar, Land Rover, Porsche, Rolls-Royce, Lamborghini… Năm 2016, Sime Darby Motors bán được hơn 83 ngàn xe, mang về doanh thu hơn 4,3 tỷ đôla, lợi nhuận hơn 115 triệu đôla, chiếm 43% về doanh thu và 16% về lợi nhuận của tập đoàn Sime Darby.

5 năm qua, doanh thu của Sime Darby Motors liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế và lãi vay có khá nhiều biến động. Lợi nhuận của công ty đạt cao nhất vào năm 2013 và giảm dần đến 2015. Năm 2016, lợi nhuận mới bắt đầu cải thiện. “Chúng tôi đã có tiến bộ đáng khích lệ trong năm tài chính 2016. Chúng tôi tin rằng, với những cải thiện về khả năng phân phối, đơn vị sẽ có hoạt động tốt hơn trong năm tài chính 2017”, ông Dato' Lawrence Lee Cheow Hock - Giám đốc mảng ôtô của Sime Darby nhận định.

Sime Darby Motors đang đặt mục tiêu là nhà dẫn đầu trong thị trường phân phối ôtô châu Á. Không chỉ phân phối, thực tế, mô hình kinh doanh của Sime Darby Motors trải rộng các lĩnh vực từ nhập khẩu, phân phối, lắp ráp và bán lẻ ôtô mới và cũ. Tổng cộng có đến 30 thương hiệu ôtô và liên quan đến ôtô mà công ty này đang kinh doanh.

tap doan 15 ty usd dung sau nha nhap khau bmw tai viet nam
Doanh thu của Sime Darby Motors trong 5 năm gần đây.

Với 4,3 tỷ đôla, doanh thu năm qua của Sime Darby Motors tăng 6,1% so với năm 2015. Công ty đánh giá, kết quả tăng trưởng ấn tượng một phần nhờ các thị trường như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

“Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục nhờ sự sôi động của nền kinh tế. Kế hoạch tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đã góp phần thúc đẩy nhu cầu thị trường, khi người mua xe muốn tranh thủ né mức thuế mới. Để tiếp tục phát huy tăng trưởng, đặc biệt là các cơ hội do AFTA mang lại từ 2018, kế hoạch đặt ra là tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh tại nước này.”, Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên năm 2016 của Sime Darby cho biết.

Cũng nằm trong chiến lược đẩy mạnh mảng phân phối ôtô tại Việt Nam. Đầu 2016, Sime Darby Group thành lập Performance Motors Vietnam và nắm giữ 90% vốn điều lệ. Sau khi đơn vị này ra đời, Euro Auto tập trung vào vai trò nhập khẩu, dưới sự chỉ huy của ông Nguyễn Đăng Thảo. Trong khi đó, Performance Motors Vietnam sẽ chịu trách nhiệm phân phối, chủ yếu là xe BMW, dưới quyền điều hành của Giám đốc Cao Ngọc Nguyễn Duy.

Ngoài lĩnh vực ôtô, Sime Darby Group cũng có vài khoản đầu tư khác tại Việt Nam. Tập đoàn này đang sở hữu 100% vốn của Công ty CICA Vietnam và 65% cổ phần của Darby Park – đơn vị sở hữu khu căn hộ dịch vụ Darby Park Việt Nam và khách sạn Rạng Đông Orange Court (Vũng Tàu). Ngoài ra, Sime Darby Group còn nắm 51% vốn điều lệ của Công ty Golden Hope Nhà Bè, hoạt động trong lĩnh vực dầu thực vật.

Viễn Thông

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.