Tại sao Trung Quốc lại vội vã phát hành đồng tiền điện tử của riêng mình?
Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg
Không giống như các loại tiền điện tử như bitcoin, giao dịch bằng đồng điện tử nhân dân tệ (e-CNY) không có tính ẩn danh và giá trị của nó sẽ ổn định như đồng nhân dân tệ thực tế.
Việc cho ra đời đồng tiền này khiến nảy sinh một số câu hỏi về tác động của nó đối với các ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ lớn như Ant Financial và Tencent Holdings Ltd., những tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán.
Đằng sau sự vội vàng của Trung Quốc là mong muốn quản lí sự thay đổi công nghệ theo cách riêng của nó. Như một quan chức PBoC đã nói, tiền tệ chỉ là một vấn đề kinh tế, nó cũng nói về chủ quyền.
1. PBoC có kế hoạch gì?
Mặc dù, chưa có một kế hoạch chi tiết được đưa ra nhưng theo các bằng sáng chế mới được đăng kí bởi PBoC và các bài phát biểu chính thức, cách thức hoạt động của đồng tiền mới này sẽ được hình dung như sau:
Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tải xuống ví điện tử trên điện thoại di động của họ và nạp tiền kĩ thuật số từ tài khoản của họ tại các ngân hàng (tương tự như nạp từ ATM). Sau đó, họ sử dụng như tiền mặt để thực hiện và nhận thanh toán với bất kì những người khác có ví điện tử.
2. Hầu hết giao dịch được điện tử hoá?
Trung Quốc đang ngày càng trở thành một xã hội không tiền mặt. Ngay cả những người bán thức ăn đường phố ở các thị trấn nhỏ cũng thích sử dụng ứng dụng thanh toán di động hơn là dùng tiền.
Trong quí I/2019, các ứng dụng như vậy đã xử lí 59.000 tỉ CNY (tương đương 8.300 tỉ USD) giao dịch tại Trung Quốc, tăng 15% so với một năm trước đó, theo nghiên cứu của Analysys.
Trong đó, Ant Financial Financial Alipay đã xử lí gần một nửa số giao dịch trên, tiếp theo là WeChat Pay của Tencent với một phần ba.
PBoC cho biết tổng giá trị các giao dịch không dùng tiền mặt (bao gồm cả những thứ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và giá trị lưu trữ, chuyển khoản và séc) trong năm 2018 của nước này đạt 3,8 triệu tỉ CNY.
Xu hướng này diễn ra không chỉ ở Trung Quốc mà ở trên toàn thế giới. Một cuộc khảo sát của NHTW Thụy Điển cho thấy rằng chỉ có 13% người trong năm 2018 trả tiền mặt cho lần mua gần đây nhất của họ, giảm từ mức 39% trong năm 2010.
3. Tại sao PBoC làm điều này?
Quyết định cho ra đời đồng tiền điện tử nhân dân tệ đã trải qua những cân nhắc quan trọng về qui định và chính trị. Khả năng theo dõi được của đồng tiền này sẽ góp phần trong việc chống rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác.
Dự án được bắt đầu bởi cựu Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên, người đã nghỉ hưu vào tháng 3/2018. Ông muốn bảo vệ Trung Quốc khỏi một ngày nào đó đụng phải những tiêu chuẩn mới như bitcoin - đồng tiền được thiết kế và kiểm soát bởi những người khác.
Mới đây, Facebook đã đẩy mạnh quá trình giới thiệu về đồng tiền kĩ thuật số của riêng mình với cái tên là Libra và dự kiến sẽ có bước đột phá vào năm 2020. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ tăng cường sự thống trị của đồng USD và suy yếu sự kiểm soát vốn của Trung Quốc.
Người đứng đầu văn phòng nghiên cứu PBoC, Wang Xin nhận định rằng đồng tiền này có thể gây ra hậu quả chính trị, kinh tế, tài chính trên toàn thế giới.
4. Nó có phải là một loại tiền kĩ thuật số không?
Chắc là không. Khi nói tiền kĩ thuật số (cryptocurrency) thường có nghĩa là một cách thức như bitcoin sử dụng các sổ cái trực tuyến phi tập trung được gọi là blockchain để xác minh và ghi lại các giao dịch.
Và nó cũng có thể như Ethereum hỗ trợ chuyển khoản ẩn danh mà không cần người trung gian - hoặc NHTW. Tuy nhiên với mức biến động mạnh về giá trị nó không thực sự phù hợp để trở thành phương tiện thanh toán.
Libra cũng sẽ là một loại tiền điện tử, nhưng được gọi là stablecoin, được hỗ trợ 100% bởi một rổ chứng khoán và các loại tiền thực tế như đồng USD, euro, bảng Anh và đồng yen Nhật. Bởi vì không dao động nhiều, giá trị đồng Libra cũng sẽ ổn định.
Libra sẽ được điều hành bởi các công ty tư nhân bao gồm Facebook, Visa và Uber.
Sự ra đời của đồng tiền kĩ thuật số nhân dân tệ sẽ giúp hỗ trợ việc tập trung hoá tiền tệ và cũng không chắc chắn rằng nó sẽ sử dụng blockchain.
5. Tại sao không sử dụng tiền điện tử hiện có?
Trung Quốc đã cấm giao dịch tiền điện tử và cái gọi là phát hành token lần đầu của tiền điện tử (ICO, tương tự như IPO trên thị trường chứng khoán) vào năm 2017 trong bối cảnh ngân hàng đang nỗ lực "làm sạch" tài sản của mình và "kìm hãm" cái gọi là ngân hàng ngầm.
Đương nhiên, những đồng tiền này vẫn có thể được giao dịch, nhưng thông qua một quá trình chậm hơn và bị kiểm soát hạn chế. Tiền tệ kĩ thuật số cũng có thể cung cấp một cách để chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc, có khả năng thêm vào dòng vốn chảy ra sẽ làm suy yếu giá trị nhân dân tệ.
Mặc dù Libra vẫn chưa ra mắt, các quan chức Trung Quốc đã kêu gọi sự giám sát bởi các cơ quan tiền tệ. (Trang web Facebook đã bị cấm ở Trung Quốc, nhưng nhiều người Trung Quốc truy cập nó thông qua một công việc được gọi là mạng riêng ảo hoặc VPN.)
6. Tại sao không sử dụng blockchain?
PBoC đã xem xét đồng tiền điện tử mới của mình, nhưng các nhà nghiên cứu đã bày tỏ nghi ngờ về việc liệu công nghệ này có thể hỗ trợ một khối lượng lớn các giao dịch đồng thời hay không.
Mu Changchun, một quan chức tại NHTW, cho biết nhu cầu thanh toán vào năm 2018 của các ngân hàng đã lên tới 92.771 giao dịch mỗi giây, vượt xa mức mà blockchain và bitcoin có thể hỗ trợ.
7. Về quyền riêng tư?
Ngân hàng luôn mong muốn một sự cân bằng giữa sự ẩn danh và sự cần thiết để trấn áp tội phạm về tài chính nhưng điều đó không rõ ràng rằng nó có ý nghĩa như thế nào.
PBoC đã nói rằng thông tin người dùng sẽ không hoàn toàn được chuyển tới các ngân hàng nhưng danh tính của họ có thể sẽ được gắn với các ví điện tử riêng lẻ và điều này tạo ra một "cánh cửa" để chính quyền có thể biết được về cuộc sống của mọi người.
Phó Thống đốc PBoC Fan Yifei đã đề xuất trong một bài viết vào năm 2018 rằng các ngân hàng có thể cần gửi thông tin hàng ngày về các giao dịch và có thể có giới hạn về giao dịch của các cá nhân.
8. Khi nào nó ra đời?
Theo quan chức của PBoC cho biết vào tháng 8, đồng tiền điện tử nhân dân tệ sẽ sớm được ra mắt và gần như có thể xuất hiện.
PBoC đã tìm kiếm và nghiên cứu về đồng tiền này ít nhất kể từ năm 2014 và tuyển nhân viên tạo thành một tổ chức chuyên dụng.
Nghiên cứu và sáng tạo liên quan đến đồng tiền kĩ thuật số đã được đề cập trong kế hoạch lớn để biến Thâm Quyến, trung tâm công nghệ bên cạnh Hong Kong, thành một thành phố đẳng cấp thế giới vào năm 2025.
9. Mọi người sẽ sử dụng nó?
Rất khó để nói. Ví điện tử của PBoC chỉ là một ví tiền, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, trong khi đó, các ứng dụng của Alipay và WeChat Pay được nhúng sâu trong cả thế giới truyền thông xã hội, thương mại điện tử, thuê xe, thanh toán hóa đơn, đầu tư và các chức năng khác.
Da Hongfei, người sáng lập nền tảng blockchain ở Thượng Hải, cho biết ông không thể thấy được lí do nào để công chúng sẽ chọn loại tiền kỹ thuật số PBoC thay cho một thứ tiện dụng như Alipay.
10. Các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Sự ảnh hưởng đến các ngân hàng chủ yếu là về vấn đề kế toán. Đồng tiền điện tử mới này sẽ phải được tách biệt với tiền tiết kiệm thông thường, bởi vì nó đại diện cho tiền trong lưu thông thực tế (được gọi theo cách nói của ngân hàng trung ương là M0), chứ không phải là tiền gửi không kì hạn (M1) mà các ngân hàng sử dụng để cho vay lại cho các công ty và hộ gia đình.
Ngân hàng thương mại sẽ phải kí gửi 100% giá trị dự trữ tại NHTW để đổi lấy tiền điện tử, sau đó phân phối cho người dùng bán lẻ. Hệ thống hai lớp cũng giảm gánh nặng cho PBoC để thực hiện thẩm định, tân trang hệ thống CNTT và trả lời các yêu cầu của khách hàng.
11. Nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao?
Theo Bloomberg, những ảnh hưởng có lẽ không phải ngay lập tức. Vì tiền điện tử của PBoC được thiết kế để thay thế tiền mặt, nên không có tác động lớn đến nguồn cung tiền và do đó ảnh hưởng của nó đối với chính sách tiền tệ có thể sẽ là trung lập.
Nếu loại tiền này được chấp nhận rộng rãi và mọi người được khuyến khích giữ nhiều tiền hơn khiến tiền gửi ngân hàng có thể giảm, nhưng tác động sẽ có thể kiểm soát được, theo một bài báo năm 2018 từ viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số PBoC.
Trong một tương lai xa hơn, NHTW có thể sử dụng tiền điện tử để giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Hồ sơ bằng sáng chế được công khai vào tháng 10/2018 mô tả rằng các ngân hàng cho vay cần phải nhập chi tiết về người vay và lãi suất trước khi tiền có thể được chuyển. Điều đó có thể cho phép PBoC kiểm soát chủ động hơn việc cho vay và tài trợ trực tiếp khi thấy phù hợp.
Hơn nữa, nếu Trung Quốc có thể chuyển sang bộ công cụ chính sách tiền tệ mới, tiền tệ số hóa sẽ cho phép nước này áp dụng lãi suất âm ngay cả đối với những người nắm giữ tiền điện tử.
12. Các ngân hàng trung ương khác đang làm gì?
Uruguay đã thực hiện một chương trình thí điểm, được gọi là e-Peso, được Quỹ Tiền tệ Quốc tế khen ngợi. Venezuela có một đề nghị gây tranh cãi được gọi là petro và Thụy Điển Riksbank đang khám phá đồng e-krona.
Trong tháng trước, Thống đốc ECB Mark Carney đã kêu gọi đồng tiền giống như Libra đang chấm dứt sự thống trị của đồng USD. Một cuộc khảo sát ẩn danh của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào đầu năm 2019 cho thấy hầu hết các NHTW toàn cầu đang tham gia nghiên cứu về lí thuyết và khái niệm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/