|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tại sao Trung Quốc hăng hái cải tổ WTO còn Mỹ thì muốn từ bỏ?

06:52 | 26/03/2019
Chia sẻ
WTO là một trong những tổ chức quan trọng nhất bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu, đã lỗi thời và đang bị đe dọa. Trong khi hầu hết các ý kiến đồng ý về nhu cầu cải cách WTO để thích ứng tốt hơn với một thế giới hiện đại và thay đổi nhanh chóng, thì Mỹ và tổng thống Mỹ đã đe dọa sẽ rút lui khỏi tổ chức này. Còn Trung Quốc thì đang nghĩ gì về việc cải tổ WTO?
Tại sao Trung Quốc hăng hái cải tổ WTO còn Mỹ thì muốn từ bỏ? - Ảnh 1.

Trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sĩ.

Đã gần hai thập kỷ kể từ khi Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001. Trước khi gia nhập WTO, đã có một thước đo về chỉ số kinh tế mà Trung Quốc dẫn đầu. Theo nhiều ước tính, Trung Quốc là nước có nền kinh tế lớn nhất ở ngoài WTO, từ ngoại thương cho tới lượng đầu trực tiếp từ nước ngoài. Dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc trong thời gian đó, không khó để thấy rằng Ban lãnh đạo Trung Quốc đã đánh giá cao việc gia nhập WTO như một bước ngoặt để đất nước này có một nền kinh tế hứa hẹn hơn trong tương lai. 

Việc gia nhập này đã đánh dấu một sự bắt đầu trong nhiều lĩnh vực của Trung Quốc, không chỉ kinh tế, mà còn cả sự cải cách về luật pháp, về bộ máy chính quyền, khuôn khổ, đồng thời hội nhập một cách chắc chắn hơn với toàn cầu. Với việc bỏ đi 7000 loại thuế, hạn ngạch và các rào cản thương mại, Trung Quốc đã cho thấy những thành tựu ổn định và đáng chú ý trong nhiều điều khoản, đặc biệt là việc các công ty nội địa đã xoay sở để tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với nước ngoài. Theo các đánh giá mới nhất từ Hiệp hội Giải pháp thương mại tích hợp thế giới (WITS), mức độ phát triển thương mại của Trung Quốc là 2,43% mỗi năm, hơn thế giới 1,5%, và GDP của nước này tăng đáng kể từ khi gia nhập WTO, vọt lên gần gấp tám lần từ 1,339 nghìn tỷ USD lên 12,24 nghìn tỷ USD. 

Mặc dù thực tế là toàn cầu hóa đã thúc đẩy tăng trưởng chung thịnh vượng hơn trong những năm qua, những hạn chế đồng thời cũng xuất hiện. Việc cải tổ của WTO, có thể được coi là bất lợi cho tất cả các thành viên. Quan điểm của Trung Quốc là sự mong manh của hệ thống đa phương có thể đặt trong tình huống áp lực của thế lưỡi kéo: ở phía trên, qua những thử thách nặng nề bên ngoài, như sự hiện diện của hàng loạt các hiệp định thương mại khu vực muốn lấy đi vai trò của WTO trong các quy tắc thương mại đa phương, cùng với sự chuyển hướng của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ; và từ bên dưới, là sự không thỏa đáng trong hoạt động nội bộ của hệ thống này. 

Việc cơ quan xử lý khiếu nại của WTO đang gần đi tới sự sụp đổ không còn là điều mới mẻ, điều này hầu như chỉ do quá trình bổ nhiệm thẩm phán mới cho WTO bị ngăn cản. Vòng đàm phán Doha cũng bị đình trệ. Trong gần một thập kỷ, hàng tỷ đô la trợ cấp nông nghiệp cho các nước thành viên đã phát triển không được cắt giảm một chút nào. Những hình thức mới nổi như thương mại điện tử đã phát triển trong thị trường toàn cầu, trong khi đó WTO lại thất bại trong việc đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế. 

Vấn đề không chỉ ở việc thiếu sót trong việc điều chỉnh lại các quy định, mà ở cả cơ chế rà soát chính sách thương mại cũng hỗn loạn và đầy những điểm yếu. Mặc cho ý nghĩa chính trị của nó, cơ chế này thực sự không có hiệu lực chính đáng, có nghĩa là nó không thể áp đặt các cam kết chính sách thương mại mới lên các thành viên của WTO, chưa nói tới việc phải thi hành các nghĩa vụ cụ thể đối với bất kỳ sửa đổi nào trong WTO. Vì vậy, tất cả những chỉ trích nêu trên đã biến thành một động lực chắc chắn đằng sau việc cải tổ của WTO. 

Nhiều lần, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những thông báo chính thức ủng hộ việc cải tổ WTO. “Chứng thư về vị trí của Trung Quốc trong WTO cải tổ”, được đưa ra bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại, là tài liệu tối quan trọng cần được nhấn mạnh. Chứng thư này tuyên bố rằng “Trung Quốc ủng hộ việc cải tổ của WTO, để tăng cường thẩm quyền và tính hiệu quả của WTO, xây dựng nền kinh tế thế giới mở, và để theo đuổi một cộng đồng cùng tương lai chung của nhân loại”, cùng với ba nguyên tắc cơ bản và năm đề xuất. Chứng thư này ám chỉ rằng Trung Quốc đang tiến hành một lịch trình đối phó với hiện trạng đang xấu đi, nhưng không phải không có điều kiện. 

Theo quan điểm đó, có thể có nhiều cạm bẫy trong quá trình cải tổ. Các quốc gia khác không được có sự đối xử đặc biệt và khác biệt của các thành viên là các quốc gia đang phát triển mà Trung Quốc đáng nhận được, hoặc phân biệt đối xử đối với các mô hình phát triển đa dạng. Theo bài phát biểu tại Paris, của ông Trương Hướng Thần, Đại sứ WTO của Trung Quốc, việc các thành viên của WTO đang muốn đưa Trung Quốc vào tình thế bó buộc là không khôn ngoan, trong khi Trung Quốc đang dồn tâm trí đề xuất sự cải tổ của WTO. 

Hơn nữa, thay vì sửa các lỗi trong hệ thống này chỉ bằng một lần duy nhất, Trung Quốc cho rằng cần phải có thứ tự ưu tiên. Để thống nhất các chức năng của việc củng cố WTO và bảo vệ vai trò của tổ chức thương mại đa phương, cơ quan phúc thẩm hiện của WTO [Appellate Body] hiện là điểm mấu chốt của Trung Quốc trong việc cải tổ WTO. Và việc Trung Quốc sẽ độc lập làm dự thảo, với các chi tiết mang tính thực tiễn và sự cởi mở tích cực vẫn sẽ được duy trì trong đề xuất sắp tới. 

Ngoài các xu hướng đã nêu trên, Trung Quốc đã đồng tài trợ cho đề xuất của Liên minh Châu Âu về việc cải tổ WTO, điều thực sự có ý nghĩa lớn. Việc có rất nhiều chướng ngại chờ đợi phía trước trong việc đạt được thỏa thuận giữa lợi ích và yêu cầu của các nước đang phát triển và các nước phát triển không còn là điều mới. Nhưng Liên minh Trung Quốc-EU, đại diện cho lợi ích từ hai phía khác nhau, có thể phát huy đầy đủ những lợi thế tương ứng của hai bên, các vị trí điều phối, và từ đó tạo ra một mô hình hợp tác của tất cả các thành viên. Do đó, cả hai bên đều có khả năng sẽ tìm kiếm một kết quả tổng hợp tích cực cho họ trong tranh chấp này. 

Song song với những cải tổ ở cấp hệ thống, những cải tổ nội địa cũng đang được tiến hành. Một số công ty nước ngoài đã từng nổi giận trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, các chính sách công nghiệp, và yêu cầu chuyển giao công nghệ, cái được coi là vi phạm tinh thần của WTO. Do những vấn đề này nhắm vào chính Trung Quốc, việc Trung Quốc bắt tay vào việc cải tổ thể chế trong nước, bằng cách soạn thảo luật bảo hộ sở hữu trí tuệ và cấm cưỡng ép chuyển giao công nghệ, và giảm tổng mức thuế trên một loạt các sản phẩm là điều đáng chú ý. Nếu được thực hiện đúng cách, không nghi ngờ điều này sẽ khuyến khích tất cả các doanh nghiệp nước ngoài giữ lợi nhuận của họ ở Trung Quốc và tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư. Trong khi đó, sự chân thành và quyết tâm để có một môi trường thương mại toàn cầu tốt hơn có thể được phần còn lại của thế giới đánh giá cao.

Tất cả những điều này có thể còn lâu mới đi tới hồi kết, nhưng, ít nhất, những gì xảy ra cho đến nay là một khởi đầu tốt. 

WTO cần Trung Quốc để tồn tại và ngược lại, Trung Quốc cần WTO để phát triển mạnh hơn. Nhưng nếu không có sự giúp đỡ của bất kỳ ai khác, hệ thống bị chia rẽ sẽ không còn tiếp cận được gần hơn với một giải pháp so với khi bế tắc bắt đầu xuất hiện. Kể từ cuộc chiến thương mại với hệ thống thương mại toàn cầu được châm ngòi bởi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, việc thúc đẩy cải tổ thể chế một cách kiên quyết và đoàn kết là điều quan trọng, cần thiết đối với mỗi thành viên của WTO.

Huyền Ngân