|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

SIM rác, ATM rác - kiểu kinh doanh làm nghèo đất nước

06:55 | 03/12/2016
Chia sẻ
Trong thế giới phẳng xuất hiện rất nhiều loại "rác", nhất là SIM điện thoại rác, đã và đang gây sự nhức nhối trong xã hội, thứ đến là thẻ ATM cũng không ít điều ra tiếng vào. Đó là kiểu kinh doanh chụp giật, chạy theo thành tích doanh thu, nên lợi  ít, gây lãng phí thì nhiều, góp phần làm nghèo đất nước.

Trong thế giới phẳng xuất hiện rất nhiều loại "rác", nhất là SIM điện thoại rác, đã và đang gây sự nhức nhối trong xã hội, thứ đến là thẻ ATM cũng không ít điều ra tiếng vào. Đó là kiểu kinh doanh chụp giật, chạy theo thành tích doanh thu, nên lợi ít, gây lãng phí thì nhiều, góp phần làm nghèo đất nước.

Lãng phí và...

Xin đơn cử vài ví dụ về doanh thu, lợi nhuận năm 2015 của 3 đại gia: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) có tổng doanh thu 222.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 45.800 tỷ đồng; VNPT-VinaPhone có tổng doanh thu đạt 89.122 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.280 tỷ; MobiFone có doanh thu 36.900 tỷ đồng, lợi nhuận 7.395 tỷ đồng.

Nhưng thử hỏi trong phần doanh thu, lợi nhuận đó có bao nhiều phần trăm từ tin nhắn rác, từ các cuộc gọi quấy nhiễu từ SIM rác? Câu trả lời này với người ngoại đạo thì rất khó, nhưng với những nhà mạng thì quá dễ, bởi chính họ đã phát hành SIM rác.

Thông tư 04/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quy định về thủ tục đăng ký thông tin thuê bao khá nghiêm ngặt: các chủ thuê bao phải đến đăng ký trực tiếp tại điểm đăng ký thông tin thuê bao để cung cấp số thuê bao, xuất trình chứng minh nhân dân, hộ chiếu,... Thông tư cũng nghiêm cấm hành vi kích hoạt dịch vụ di động trả trước cho thuê bao khi chính chủ thuê bao vẫn chưa thực hiện việc đăng ký thông tin thuê bao; cấm mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin. Thế nhưng vì lợi ích nhóm (kết nối giữa nhà mạng với các đại lí, hoặc doanh nghiệp sân sau của quan chức nào đó) các nhà mạng chạy theo doanh thu, đua nhau chiếm lĩnh thị phần viễn thông bằng đủ kiểu, trong đó có phát hành SIM rác.

Chẳng nơi nào dễ mua SIM điện thoại như Việt Nam. Khách hàng bất kì là ai, không cần chứng minh thư, hay giấy tờ theo yêu cầu, chỉ bỏ ra vài chục đến trăm nghin đồng tới quán nước vỉa hè, lề đường là có ngay SIM rác để sử dụng. Còn nhân viên của nhà mạng thì bị ép doanh số, không bán đủ số lượng SIM được giao sẽ không có thu nhập hoặc bị thải. Vì thế nhiều nhân viên nhà mạng khai khống thông tin cá nhân để kích hoạt SIM và đưa hàng xuống đại lý. Cũng để đảm bảo doanh số nhằm tiếp tục được hưởng mức giá nhập SIM ưu đãi, đại lý thường phải bỏ tiền túi để nhập đủ SIM về và tích trữ số lượng SIM chưa kích hoạt rất nhiều.

Ngày 22/11/2016, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, Bộ sẽ chính thức yêu cầu các nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ tới khoảng 12,2 triệu SIM kích hoạt sẵn (SIM rác), chứ không phải hơn 10,7 triệu như Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói trước đó. Nếu khảo sát kỹ con số này có thể còn cao hơn. Không cần phải là nhà kinh tế, với con mắt của người dân bình thường hãy làm thử một phép tính. Giá 1 SIM khoảng 30.000 đ x 12,2 triệu SIM rác, các nhà mạng phải bỏ ra bao nhiêu ngoại tệ để nhập về? Nếu số tiền đó để tăng cường thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá với người dùng SIM chính chủ, và cũng là để cạnh tranh lành mạnh chiếm thị phần, có tốt hơn không?

Đầu tư cho SIM rác hẳn là có lời nên các nhà mạng mới đua nhau phát hành nhiều như vậy. Hoặc nếu bị lỗ thì họ sẽ tính vào chi phí. Tổng doanh thu của một nhà mạng trừ đi chi phí, trong đó có chi phí SIM rác, thì phần lãi trước thuế giảm đi nên phần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước cũng giảm đi (thiệt đi).

Có thời kỳ Bộ TT&TT lại ra chỉ thị yêu cầu các nhà mạng "phải xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác". Nhà mạng gây nên nạn SIM rác-tin nhắn rác, nhà mạng lại phải đầu tư nhân tài, vật lực để xây dựng hệ thống kỹ thuật chặn cái mà mình gây ra, thế là từ lãng phí này lại kéo theo lãng phí khác. SIM có số là loại tài nguyên số, 12,2 triệu SIM rác (có số nhưng không được sử dụng) là một sự lãng phí tài nguyên số.

Nhưng hậu quả của SIM rác gây ra đối với xã hội mới là điều đáng nói. SIM rác sản sinh tin nhắn rác, hệ lụy của tin nhắn rác có thể thấy rất rõ là làm phiền, quấy rối, rồi lừa đảo, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Nó còn ảnh hưởng tới vấn đề an ninh xã hội khi mà có những tổ chức, cá nhân cố tình dùng những SIM rác để gửi những tin nhắn bôi nhọ người khác, tống tiền, thậm chí còn là công cụ của tội phạm, khủng bố. Ròng rã cả thập kỷ qua, tin nhắn rác phát tán vô tội vạ, gây lãng phí và thiệt hại cho xã hội biết nhường nào!

Sự lãng phí đó là hệ quả của việc các NH chạy đua phát hành thẻ, nhân viên chạy theo chỉ tiêu mà không quan tâm khách hàng có nhu cầu thực sự hay không. Cháu tôi quê ở một huyện miền núi Sơn La làm nông nghiệp, khi đi vay vốn ngân hàng cũng bảo mở thẻ ATM, trong khi cây rút tiền ở cách xa gần 20 km. Có người còn phản ánh, Bảo hiểm thất nghiệp quy định chi trả trợ cấp qua thẻ của NH Đông Á, trong khi họ đã sở hữu 2-3 thẻ của ngân hàng khác, làm thẻ mới chỉ để hưởng vài tháng bảo hiểm thất nghiệp. Thật lãng phí!"Cặp bài trùng" với SIM rác là thẻ ATM rác. Theo Hội thẻ Ngân hàng (NH) Việt Nam, năm 2015, số lượng thẻ NH trên cả nước đã đạt 86 triệu. Trong đó, trên 80 triệu thẻ ghi nợ nội địa (ATM), trên 2,5 triệu thẻ tín dụng và một số loại thẻ khác. Số lượng thẻ lưu hành thực tế vào khoảng 63,5 triệu, tức số thẻ rác chiếm khoảng 26%. Theo các chuyên gia kinh tế, số thẻ rác còn cao hơn rất nhiều, có thể chiếm tới 50% lượng thẻ đã phát hành. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ khoảng 20% dân số Việt Nam có tài khoản NH, nhưng số lượng thẻ phát hành lên tới 86 triệu, nghĩa là bình quân mỗi người có 3-5 thẻ. Nếu tính trung bình chi phí phát hành 1 thẻ ở mức 3 - 5 USD (60.000 - 100.000 đồng/thẻ, tùy từng loại thẻ), thì với hàng chục triệu thẻ không được sử dụng đã lãng phí số tiền không nhỏ. Còn phía NH vẫn phải tốn hàng loạt chi phí, như nguồn lực về công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng để phục vụ. Bởi, với mỗi thẻ phát hành, NH vẫn phải theo dõi, chăm sóc nó...

Sự lãng phí đó là hệ quả của việc các NH chạy đua phát hành thẻ, nhân viên chạy theo chỉ tiêu mà không quan tâm khách hàng có nhu cầu thực sự hay không. Cháu tôi quê ở một huyện miền núi Sơn La làm nông nghiệp, khi đi vay vốn ngân hàng cũng bảo mở thẻ ATM, trong khi cây rút tiền ở cách xa gần 20 km. Có người còn phản ánh, Bảo hiểm thất nghiệp quy định chi trả trợ cấp qua thẻ của NH Đông Á, trong khi họ đã sở hữu 2-3 thẻ của ngân hàng khác, làm thẻ mới chỉ để hưởng vài tháng bảo hiểm thất nghiệp. Thật lãng phí!

Chống lãng phí thế nào?

Tham nhũng, lãng phí làm nghèo đất nước. Làm thế nào để chống lãng phí với kiểu kinh doanh trên? Phải triệt tận gốc, không phải làm theo kiểu phong trào triệt SIM rác-tin nhắn rác như những năm trước đây. Ngày 28/10/2016, 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động: VNPT, MobiFone, Viettel, Vietnamobile và Gtel đã cùng ký kết với Bộ TT&TT cam kết thu hồi SIM rác trên các kênh phân phối. Bộ cũng đang soạn thảo một nghị định mới về quản lý thuê bao trả trước... Đó là thể hiện sự quyết tâm của cơ quan quản lý, đó là cách làm bài bản, triệt từ gốc vấn nạn SIM rác-tin nhắn rác. Việc làm này được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tôi nghĩ, đây cũng là cuộc tổng điều tra SIM rác, ngoài việc thiết lập lại kỷ cương thị trường thông tin viễn thông, làm trong sạch môi trường này, đồng thời thực thi luôn biện pháp chế tài:đối chiếu với Thông tư 04/2012 của Bộ, các quy dịnh khác, xử phạt ngay các nhà mạng (và có hình thức kỷ luật cả người đứng đầu) đã phát hành SIM rác, thu tiền nộp ngân sách nhà nước, chứ không chỉ dừng ở việc nhà mạng phải thu dọn SIM rác.

Còn với mỗi người dùng điện thoại, hãy kê khai thông tin đúng và chính xác theo yêu cầu là cách đóng góp thiết thực để dẹp vấn nạn SIM rác-tin nhắn rác.

Với thẻ ATM, Ngân hàng Nhà nước hãy rà soát các loại thẻ này, đưa ra những tiêu chí quy chuẩn nghiêm ngặt để các NH không thể phát hành thẻ ATM dễ dãi như hiện nay. Các NH cũng cần trang bị thêm các máy quẹt thẻ (POS) để người dân dễ thanh toán khi mua bán. Đó cũng là để hạn chế tình trạng dùng thẻ ATM hầu như chỉ có mỗi tác dụng rút tiền như hiện nay. Với người sử dụng thẻ, nâng cao hơn nữa nhận thức, tác dụng của thẻ để sử dụng hết tính năng của nó. Theo các chuyên gia NH, mỗi người chỉ nên sử dụng 2 thẻ ATM và tự mình hãy loại bỏ những thẻ không cần thiết. Đó là góp phần nhỏ bé của mình vào việc chống lãng phí.

Đ. Ngọc

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.