|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Rao bán nhà máy bột giấy Phương Nam: Tổng nợ gần 2.700 tỷ

20:09 | 14/07/2017
Chia sẻ
Nguồn tin của VnEconomy cho biết Bộ Công Thương đã có phương án thẩm định giá trị tài sản của nhà máy bột giấy Phương Nam, trên cơ sở báo cáo của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
rao ban nha may bot giay phuong nam tong no gan 2700 ty
Nhà máy sử dụng công nghệ hoá nhiệt cơ của nhà cung cấp Andritz AG (Áo).

Theo đó, giá trị của nhà máy này được xác định là 1.712 tỷ đồng, bao gồm tổng tài sản và hàng tồn kho.

Được xây dựng tại Long An, nhà máy bột giấy Phương Nam có tổng mức đầu tư ban đầu là 1.487 tỷ đồng, sau điều chỉnh tăng lên 3.409 tỷ đồng.

Chủ đầu tư của nhà máy là Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi) thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - một đơn vị ngoài ngành giấy.

Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu khi xây dựng dự án chỉ có 39,3 tỷ đồng (khoảng 1% so với tổng vốn đầu tư), công ty đã đi vay được 2.597,1 tỷ đồng. Công suất nhà máy thiết kế là 100.000 tấn bột giấy/năm. Dự án vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Trong quá trình đầu tư, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ ký thư bảo lãnh khoản vay ngân hàng Societe Generale (Pháp) trị giá 67 triệu Euro cho dự án. Do vậy, việc dự án không thể hoàn thành có thể khiến Bộ Tài chính phải đứng ra “trả nợ thay”.

Nhà máy sử dụng công nghệ hoá nhiệt cơ của nhà cung cấp Andritz AG (Áo), là công nghệ mới. Dây chuyền thiết bị theo hồ sơ tài liệu cung cấp thì tương tự các dây chuyển sản xuất từ gỗ mà Andritz AG cung cấp cho các đối tác trên thế giới.

“Công nghệ hoá nhiệt cơ này tuy đã được áp dụng thành công vào thực tế sản xuất đối với nguyên liệu gỗ chủ yếu từ cỗ cây dương, gỗ bạch đàn và gỗ keo, nhưng chưa được áp dụng vào bất kỳ nhà máy nào trên thế giới để sản xuất bột thương phẩm từ cây đay hoặc các nguyên liệu thực vật tương tự”, báo cáo nêu.

Theo UBND tỉnh Long An, dự án được khởi công năm 2004, tuy nhiên đến tháng 6/2008 thì dừng thi công do thiếu vốn.

Tháng 6/2009, dự án được chuyển giao từ Tracodi sang Tổng công ty Giấy Việt Nam. Sau khi tiếp nhận, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tiến hành lập báo cáo điều chỉnh tăng vốn lên 3.409,9 tỷ đồng.

Sau đó, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đưa dây chuyền vào chạy thử. Tuy nhiên, khi chạy thử, dây chuyền gặp sự cố. Do đó, từ tháng 10/2012 đến nay, dự án dừng hoạt động.

Theo báo cáo, tính đến ngày 31/12/2015, tổng chi phí đầu tư vào dự án là 2.636 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2016, tính cả lãi suất phải trả, tổng nợ phải trả lên tới 2.695 tỷ đồng.

Tháng 9/2016, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hoá tồn kho của nhà máy.

Nguyên nhân khiến nhà máy “ngàn tỷ” này phải đắp chiếu được giải thích do Tracodi thiếu năng lực, kinh nghiệm. Sau khi chuyển về chủ đầu tư mới là Tổng công ty Giấy Việt Nam, dự án cũng không được làm tốt khâu rà soát, đánh giá tình trạng, không lường hết được những khó khăn về công nghệ, khả năng cung cấp nguyên liệu...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bạch Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.