|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì 'thỉnh vong'

20:45 | 23/03/2019
Chia sẻ
Chùa Ba Vàng tại Quảng Ninh có tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng lấy từ quá trình huy động, đóng góp công đức.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 1.

Chùa Ba Vàng (Bảo Quang tự) tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.

 

Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 2.

Chùa nằm trên một vị trí phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Năm 2007, khi đại đức Thích Trúc Thái Minh về trụ trì, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam (4.500 m2).



Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 3.

Chùa có địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải.


Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 4.

Khuôn viên chùa như một khu vui chơi, nghỉ dưỡng với vô số công trình đồ sộ.


Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 5.

Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa khang trang, có chính điện lớn như ngày hôm nay nhờ đã trải qua nhiều lần trùng tu.

Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 6.

Đặc biệt, với hành lang La Hán hai bên, bộ tượng đá 18 vị La Hán, mỗi vị mỗi vẻ, gây ấn tượng đối với du khách và phật tử thập phương.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 7.

Lần trùng tu, xây dựng di tích chùa Ba Vàng thứ 4 (năm 2010) rất quy mô được chia ra làm nhiều giai đoạn.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 8.

Theo quy hoạch, công trình chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 22 ha, trong đó đất dành cho cây xanh cảnh quan chiếm hơn nửa.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 9.

Tổng mức đầu tư của công trình khoảng 280 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được nhờ quá trình huy động, đóng góp công đức của tăng ni, phật tử, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm khắp nơi.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 10.

Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, một gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 11.

Tại đây trưng bày khá nhiều Xá lợi phật
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 12.

Tại gian nhà thờ Tổ có các bức tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 13.

Chùa Ba Vàng về đêm, khắp nơi sáng điện phục vụ du khách tham quan chiêm ngưỡng cảnh chùa.
Quy mô hoành tráng của chùa Ba Vàng, nơi gây xôn xao vì thỉnh vong - Ảnh 14.

Các khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.
Trụ trì Ba Vàng: Quảng Ninh gặp mưa bão là nghiệp của dân 

Trụ trì Thích Thái Trúc Minh có những phát ngôn khó tin ở người tu hành khi nói Quảng Ninh gặp mưa bão là nghiệp của dân, thách thức thề thốt nếu không sẽ chết bất đắc kỳ tử.

Ngày 20/3, báo Lao Động đăng tải phóng sự phản ánh hoạt động "thỉnh vong", "gọi hồn" tại chùa Ba Vàng. Ai muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa. Theo bài viết, mỗi năm chùa Ba Vàng thu trăm tỷ đồng từ hoạt động này.

Chùa Ba Vàng có đủ cách để "hút" tiền từ các phật tử, thông qua hình thức đưa tiền mặt hoặc chuyển khoản, thậm chí trả góp. Với những người không có tiền, chùa lại có cách nhận vào làm việc không công, gọi là "làm công quả".

Việc làm của chùa Ba Vàng đã khiến cộng đồng phật tử, chức sắc tôn giáo cũng nhưng các nhà nghiên cứu phật học phẫn nộ và lên tiếng phản bác.


Ngọc Tân - Hoàng Hiệp - Tiến Tùng