Phú Quốc United Center: Nâng tầm quốc tế cho ngành công nghiệp du lịch giải trí Việt Nam
Từ thị trường du lịch "không điểm nhấn"
Khảo sát của Tổng cục Du lịch trong nhiều năm cho thấy, khách quốc tế tới Việt Nam dành khoảng 60% chi tiêu cho lưu trú và ăn uống, chỉ chi khoảng 15-18% cho mua sắm, dịch vụ giải trí trong tổng chi tiêu. Trong khi đó tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hong Kong, tỉ lệ chi tiêu cho các dịch vụ giải trí và mua sắm chiếm đến 50-70%, giúp ngành du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia.
Dù Việt Nam là quốc gia có lượng khách nước ngoài hàng đầu khu vực nhưng nguồn thu từ khách quốc tế chỉ đạt 8,3 tỷ USD (số liệu năm 2017).
Cùng thời điểm đó, Indonesia đạt đến 12,6 tỷ USD, Singapore là 18,4 tỷ USD và Thái Lan thu đến 52,5 tỷ USD. Đây là những quốc gia có nguồn thu du lịch phát triển đều đặn và mạnh mẽ nhờ "hấp lực" của các thiên đường mua sắm và nghỉ dưỡng, đặc biệt là nền công nghiệp giải trí chất lượng cao.
Sự chênh lệch này được lí giải bởi du lịch Việt Nam hiện chủ yếu là khám phá, thiếu thốn các sản phẩm hấp dẫn và dịch vụ khá nghèo nàn. Điều đó khiến ngành du lịch Việt thiếu "mỏ neo" níu giữ du khách, đồng thời hạn chế nhu cầu chi tiêu của khách du lịch tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, trong 6 năm trở lại đây, Việt Nam đã có một số sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn theo xu hướng quốc tế, trong đó nổi bật là sự xuất hiện của nhiều tổ hợp có các hoạt động vui chơi giải trí kết hợp những trải nghiệm những điều mới lạ khắp cả nước. Mặc dù các dịch vụ và hoạt động vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa có sự kết nối hoàn chỉnh nhưng cũng mang đến các địa phương lượng khách quốc tế dồi dào hơn nhiều.
Kết thúc năm 2919, trước khi cả thế giới chịu tác động từ Covid-19, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu có các sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu "đến để nghỉ ngơi, giải trí" chứ không phải chỉ "đến để khám phá", con số này thậm chí sẽ phải tăng gấp đôi bởi tiềm năng thiên nhiên sẵn có của Việt Nam.
Đến điểm bùng phát của ngành công nghiệp du lịch giải trí Việt Nam
Mới đây, Vingoup vừa công bố sẽ đưa vào vận hành siêu quần thể nghỉ dưỡng - giải trí không ngủ hàng mang tên Phú Quốc United Center tại bắc đảo Ngọc từ 21/4/2021. Theo các chuyên gia, tính liên kết của từng mảnh ghép trong siêu quần thể này sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch đẳng cấp thế giới thực sự, khiến du khách "phải đến" và đã đến sẽ phải quay lại nhiều lần.
Đây là một tổ hợp khổng lồ với đầy đủ các dịch vụ tổng hợp khép kín chất lượng cao, đáp ứng tại chỗ tất cả nhu cầu của mọi du khách. Việc hình thành mô hình này đã giúp thị trường Việt Nam hình thành chuỗi du lịch dịch vụ tổng hợp mới, đưa ngành du lịch Việt Nam thực sự lên một bậc cao mới ngành công nghiệp du lịch giải trí quốc tế chuyên nghiệp.
Phú Quốc United Center sở hữu những lợi thế cạnh tranh mà nhiều trung tâm du lịch trên thế giới phải "ganh tị". Đó là lợi thế vị trí biệt lập, mô hình kết hợp toàn diện và đặc biệt là được vận hành 24h mỗi ngày suốt quanh năm, với sự xuất hiện của "thành phố không ngủ" Grand World ngay giữa trung tâm quần thể.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thinh, tại nhiều nước trên thế giới, hoạt động về đêm không chỉ là sản phẩm du lịch hấp dẫn mà còn trở thành nguồn thu trụ cột cho ngành du lịch - giải trí quốc gia. Những hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực, lễ hội ban đêm đã đóng góp tới 6% GDP cho nước Anh, mang lại 102 tỷ USD cho Australia và ước tính đạt 400 tỷ Yên tại Nhật Bản.
Giờ đây, nền kinh tế đêm tại Việt Nam đã lần đầu tiên được đánh thức ở Phú Quốc với mô hình vận hành chuyên nghiệp. Grand World là sự kết hợp giữa các hoạt động náo nhiệt về đêm riêng với chuỗi lễ hội ban ngày bất tận, tạo nên một nền công nghiệp giải trí 24/7.
Điều đặc biệt ở Phú Quốc United Center là mang lại cho ngành du lịch Việt Nam dòng sản phẩm mới kết nối giữa du lịch và công nghiệp giải trí với quy mô lớn, hạ tầng cao cấp. Du khách được thoả mãn các nhu cầu nghỉ dưỡng - trải nghiệm - khám phá - giải trí ngay tại điểm lưu trú - yếu tố tiên quyết thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.
Ở đây hội tụ tất cả những gì du khách cần cho một kỳ nghỉ "hưởng thụ, vui chơi, nghỉ ngơi, khám phá" với các địa chỉ hấp dẫn như: VinWonders - Công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam sở hữu loạt kỷ lục có 1-0-2; Vinpearl Safari – một trong những công viên bảo tồn động vật bán hoang dã lớn nhất Châu Á; Corona Casino 5 sao tiêu chuẩn quốc tế, sân gôn 18 hố, hay khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú lên tới hơn 10.000 phòng khách sạn đủ phân khúc…
Cùng với đó là "thành phố không ngủ" Grand World náo nhiệt suốt đêm ngày và các show diễn thực cảnh với công nghệ hiện đại nhất thế giới. Đây chính là mô hình mà các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới đang vận hành.
Bên cạnh mục tiêu tiến ra thị trường du lịch thế giới, sự phát triển thực thụ của mô hình "all-in-one" tại Việt Nam cũng là yếu tố cần thiết để tạo sức hút đột phá và giữ chân dòng khách nội địa – luồng khách chiếm tới 70-80% lượng khách du lịch Việt Nam mỗi năm.
"Lợi thế địa lý cộng thêm tư duy và cách làm mới sẽ tạo ra động lực phát triển rất mạnh, từ đó nâng vị thế của Phú Quốc nói riêng và Việt Nam nói chung trên bản đồ du lịch, dịch vụ khu vực và thế giới. Thậm chí, nếu làm tốt, chúng ta có thể vượt cả Singapore và Hồng Kông, sánh ngang với các thiên đường du lịch hàng đầu thế giới", chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong nhận định.
Giới chuyên gia cũng kỳ vọng, từ hình mẫu Phú Quốc United Center, Việt Nam sẽ có thêm những sản phẩm du lịch tầm cỡ quốc tế ở các địa phương khác, giúp ngành du lịch và cả nền kinh tế Việt Nam ngày càng toả sáng trên thế giới.