|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Trump yêu cầu Ấn Độ rút lại thuế quan áp vào hàng Mỹ

08:03 | 28/06/2019
Chia sẻ
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi việc Ấn Độ mới đây áp thuế trả đũa lên 28 mặt hàng Mỹ là không thể chấp nhận được.

“Tôi mong đợi hội đàm với Thủ tướng Modi về việc Ấn Độ, nhiều năm qua đã đánh thuế cao vào Mỹ, gần đây đã nâng thêm thuế. Đây là điều không thể chấp nhận được và thuế quan phải được rút lại!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter ngày 27-6, theo hãng tin Sputnik.

Tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra sau khi Ấn Độ ngày 16-6 áp thuế trả đũa cao hơn đối với 28 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả việc Washington rút các đặc quyền thương mại quan trọng với New Delhi.

Ông Trump yêu cầu Ấn Độ rút lại thuế quan áp vào hàng Mỹ - Ảnh 1.

Tượng đài Cổng Ấn Độ ở New Delhi. Ảnh: SPUTNIK

Các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng gồm các sản phẩm sắt và thép, thép không rỉ cán đúc, axit boric, ống tuýp, phụ tùng đường ống, ốc vít, bu lông và đinh tán. Việc nâng thuế này cũng nhắm vào các sản phẩm thực phẩm như óc chó, đậu gà, đậu lăng, táo, lê và tôm artemia.

Lệnh tăng thuế nhập khẩu lên 120% đối với nhiều hàng hóa sản xuất tại Mỹ được chính phủ Ấn Độ ban hành vào tháng 6-2018. Tuy nhiên, lệnh này bị trì hoãn vài lần để New Delhi với Washington tiến hành các cuộc đàm phán thương mại.

Bế tắc thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ bắt đầu hồi tháng 3 năm ngoái, thời điểm Tổng thống Trump thông báo áp 25% thuế nhập khẩu lên các mặt hàng thép và 10% lên các sản phẩm nhôm.

Mỹ cho rằng Ấn Độ cản trở các công ty Mỹ tiếp cận thị trường nước này, đồng thời Mỹ cũng muốn rút ngắn khoản thiếu hụt thương mại 24,3 tỉ USD giữa hai nước. Trong khi đó Ấn Độ cáo buộc Mỹ đi các bước đi không công bằng.

Là một nhà xuất khẩu lớn những mặt hàng này cho thị trường Mỹ, Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề bởi động thái này, cụ thể thiệt hại khoảng 240 triệu USD.

Hai bên cố gắng tìm tiếng nói chung trong hơn một năm, nhưng các cuộc đàm phán thương mại sụp đổ trước đó trong tháng 6 sau khi Mỹ rút các ưu đãi xuất khẩu đối với các công ty Ấn Độ theo chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), ảnh hưởng đến 5,5 tỉ USD hàng hóa.

Tri Túc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.