|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

NHNN chấp thuận phương án SMBC mua hơn 1,2 tỷ cổ phiếu của VPBank

16:10 | 16/08/2023
Chia sẻ
VPBank đã nhận đặt cọc 10%, tương đương 3.590 tỷ đồng từ SMBC. Phần còn lại sẽ nhận được sau khi thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, sau khi nhận được phê duyệt của NHNN và Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ảnh: VPBank).

Ngày 15/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàngSumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC - Nhật Bản) mua gần 1,2 tỷ cổ phần mới phát hành của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB).

Trước đó, vào cuối tháng 3, VPBank cho biết đã đạt thoả thuận bán 15% cổ phần cho SMBC thông qua một đợt phát hành cổ phiếu.Thỏa thuận này sẽ đưa SMBC Group trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPBank.

Khoản đầu tư từ SMBC sẽ mang lại cho VPBank 35.900 tỷ đồng vốn cấp 1, nâng tổng vốn chủ sở hữu của VPBank từ 103.500 tỷ đồng lên xấp xỉ 140.000 tỷ đồng.

 

Hồi tháng 4, tại Đại hội đồng cổ đông VPBank, Chủ tịch Ngô Chí Dũng cho biết ngày 17/4, VPBank đã nhận đặt cọc 10%, tương đương 3.590 tỷ đồng từ SMBC. Phần còn lại sẽ nhận được sau khi thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, sau khi nhận được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán Nhà nước, dự kiến sẽ kéo dài trong 2-3 tháng. Dự kiến cuối tháng 7 sẽ hoàn tất và đối tác chiến lược sẽ chuyển tiền để tăng vốn.

Mới đây, đại hội đồng cổ đông VPBank cũng đã thông qua về kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho SMBC, ước khoảng 35.904 tỷ đồng. Dự kiến 11.905 tỷ đồng sẽ được ghi nhận vào vốn điều lệ và gần 24.000 tỷ đồng được ghi nhận vào thặng dư vốn cổ phần.

 Chi tiết phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho SMBC. (Nguồn: VPBank).

Số cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian là 5 năm kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký bổ sung số cổ phiếu tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). 

 

Huyền Phương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.