|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Chính sách Xã hội có Ủy viên HĐQT mới

15:49 | 24/02/2020
Chia sẻ
Hiện nay Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội có 14 thành viên trong đó hai thành viên chuyên trách gồm Tổng giám đốc và Trưởng Ban kiểm soát; 12 thành viên kiêm nhiệm.

Tại Quyết định 289, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm bà Mai Thị Thu Vân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thay ông Nguyễn Sỹ Hiệp đã được phân công phụ trách công tác khác.

Bà Mai Thị Thu Vân sinh năm 1969, quê quán tỉnh Quảng Nam. Bà Mai Thị Thu Vân từng đảm nhiệm các chức vụ như Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính; Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Văn phòng Chính phủ; Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Văn phòng Chính phủ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Như vậy, hiện nay HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội gồm 14 thành viên, trong đó hai thành viên chuyên trách gồm: Tổng giám đốc và Trưởng Ban kiểm soát; 12 thành viên kiêm nhiệm là các Thứ trưởng hoặc cấp tương đương, của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tại Trung ương.

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.

Theo thông tin từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, tính đến ngày 31/12/2019, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 206.800 tỉ đồng, tăng 10,1% so với cuối năm 2018. 

Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt hơn 179.900 tỉ đồng, tăng gần 14.800 tỉ đồng (tương đương 9%) với trên 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Trong tổng dư nợ, dư nợ các chương trình tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm chiếm 73,8%.

Đáng chú ý, nợ quá hạn và nợ khoanh trên toàn quốc của ngân hàng chỉ chiếm tỉ lệ 0,7% tổng dư nợ.

Thu Hoài

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.