|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Miếng bánh' 20 tỷ USD và quyết sách mới nhất từ người đứng đầu Chính phủ

21:04 | 30/06/2018
Chia sẻ
Việt Nam có thể được hưởng lợi đáng kể khi mở rộng miễn thị thực với các nước Canada, New Zealand, Úc, Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Bỉ. Số lượt khách có thể tăng 8-10%, doanh thu trực tiếp có thể tăng thêm 101 triệu USD - cao hơn rất nhiều so với số tiền phí thị thực thất thu là 17 triệu USD.

mieng banh 20 ty usd va quyet sach moi nhat tu nguoi dung dau chinh phu Chính phủ lập Quỹ Tích lũy để trả nợ
mieng banh 20 ty usd va quyet sach moi nhat tu nguoi dung dau chinh phu Rò rỉ tài liệu của Chính phủ Trung Quốc cảnh báo nguy cơ khủng hoảng đến gần
mieng banh 20 ty usd va quyet sach moi nhat tu nguoi dung dau chinh phu
(Ảnh minh hoạ).

Nhắm tới miếng bánh 20 tỷ USD

Một công văn từ Hội đồng Tư vấn Du lịch và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cách đây mấy tháng có đề xuất về chính sách miễn thị thực cho khách quốc tế từ những thị trường chi trả cao đến Việt Nam có thể giúp Việt Nam nhanh chóng đạt mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch đón 18,5 triệu khách quốc tế, doanh thu 20 tỷ USD.

Theo văn bản, trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngành du lịch rất ấn tượng, năm 2017, 13 triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Trong sự tăng trưởng mạnh mẽ đó thì khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm trên 50%. Thời gian lưu trú của đối tượng khách này lên tới 10 ngày với mức chi tiêu bình quân chưa tới 900 USD/người.

Trong khi đó, khách du lịch từ châu Âu lưu trú trung bình 15 ngày hoặc dài hơn với mức chi tiêu bình quân là 1.400 - 1.600 USD/người. Khách du lịch đến từ Bắc Mỹ, Úc và New Zealand cũng có mức chi tiêu cao tương tự, thời gian lưu trú lâu hơn.

"Việt Nam có thể được hưởng lợi đáng kể khi mở rộng miễn thị thực với các nước Canada, New Zealand, Úc, Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Bỉ. Số lượt khách có thể tăng 8-10%, doanh thu trực tiếp có thể tăng thêm 101 triệu USD - cao hơn rất nhiều so với số tiền phí thị thực thất thu là 17 triệu USD", Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho hay.

Trước đề xuất này, hồi đầu tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý tiếp tục miễn visa cho 5 nước Châu Âu (gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy), bắt đầu từ ngày 1/7/2018, với thời hạn 3 năm.

Trước đó, trong phiên họp Chính phủ ngày 3/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, chính sách thông thoáng về visa, việc quảng bá tốt du lịch đã góp phần giúp Việt Nam liên tục giữ được mức tăng trưởng khách quốc tế đạt xấp xỉ 30%.

Ngoài ra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh, không chỉ liên quan tới việc nâng thời hạn miễn câp thị thực cho công dân 5 nước châu Âu, việc cải thiện các chính sách khác về cấp Visa đã mang lại những kết quả đáng khích lệ.

“Chúng ta không để cho khách quốc tế phải đến gặp trực tiếp các cơ quan ở nước ngoài, ở cửa khẩu. Khách nước ngoài dù ở bất cứ nơi nào cũng có thể đăng ký cấp visa. Sự cải cách này nhằm đem lại sự thuận tiện cho khách du lịch, giúp chúng ta có lượng khách rất tốt” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói thêm.

Vẫn còn nhiều việc phải làm

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trần Trọng Kiên, thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng, đây là một chính sách rất tốt của Chính phủ trong việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh du lịch của Việt Nam, chúng ta đã có những bước tiến rõ rệt trong 2 năm vừa qua về du lịch và trung bình mỗi năm chúng ta tăng trưởng 30% và lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam năm nay có thể đạt được 16 triệu lượt.

"Chính sách miễn thị thực của chúng ta trước kia thì gia hạn vào tháng 6 hàng năm cho 1 năm tiếp theo dành cho 5 nước Tây Âu. Năm nay, Thủ tướng đã quyết định gia hạn trong vòng 3 năm đã có hiệu quả rất là tốt", ông Kiên nói.

Tuy nhiên, theo ông Kiên, chúng ta cần tiếp tục cải thiện hơn môi trường để đảm bảo cho mục tiêu tới năm 2020 đón được 20 triệu lượt khách quốc tế, đặc biệt là thu nhập từ khách quốc tế tăng lên trong các năm tiếp theo. Theo đó, cho phép doanh nghiệp du lịch, hàng không lập kế hoạch kinh doanh dài hơi hơn một chút so với trước đây là gia hạn thường niên.

Đồng thời, thể hiện chính sách của Chính phủ đối với du lịch rất quan trọng đó là mở cửa và đón chào khách đến Việt Nam và thứ 3 là tiền đề tốt để tiếp tục nghiên cứu các chính sách du lịch tiếp theo.

Ông Kiên cũng cho rằng, chính sách E-visa của chúng ra trong 12 năm qua rất tốt, với việc thực hiện evisa cho 44 nước và có thể tiếp tục mở tiếp, cải thiện tốc độ truy cập, cải thiện cách tiếp thị website e-visa, cải thiện quy trình để cho đơn giản và dễ dàng hơn, các doanh nghiệp và Tổng cục Du lịch tiếp tục quảng bá cho vấn đề này một cách mạnh mẽ hơn nữa.

Ngoài ra, cần phải cải thiện chính sách cấp visa tại cửa khẩu, hiện tại việc này rất phức tạp và không hiệu quả, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể làm đơn giản hơn. Tiếp đó là cân nhắc visa transit cho khách đến đây có cơ hội trải nghiệm trong vòng 72 tiếng hoặc 48 tiếng mà không cần thị thực.

Nền kinh tế có thể hưởng lợi gấp 3 lần

Về chính sách miễn thị thực, Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia trước đó cũng đã có thư gửi Thủ tướng trong đó giải thích rất rõ và phân tích rõ những lợi ích của việc tiếp tục gia hạn và mở rộng chính sách miễn thị thực của Việt Nam.

Theo Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, năm 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã công bố Việt Nam xếp hạng 116/136 quốc gia và đạt 17/100 điểm khi đo lường các yêu cầu về thị thực.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất với chỉ 24 quốc gia được miễn thị thực ngoại trừ Campuchia, Lào và Myanmar. Ba nước này đã phát triển hệ thống cấp thị thực tại cửa khẩu rất hiệu quả là hầu như mọi người có thể đến và nhận thị thực trong vòng 5 phút.

Ngoài ra, trong khi khách du lịch thường được miễn thị thực trong vòng 30 ngày thì Việt Nam chủ yếu miễn thị thực cho khách du lịch chỉ trong 15 ngày và không cho phép khách đã được miễn thị thực quay trở lại trong vòng 30 ngày.

Cũng theo thông tin từ Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, chương trình miễn thị thực du lịch không phải là không có đi có lại. Điều này đặc biệt đúng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mỗi quốc gia như Singapores, Malaysia. Indonesia, Philippines đều thực hiện miễn thị thực cho hơn 160 nước. Mặc dù không phải tất cả các quốc gia đó đều miễn thị thực song phương. Indonesia chỉ được hưởng miễn thị thực từ 57 quốc gia và con số tương tự cho Philipines là 61.

“Tuy nhiên, cả nước hai nước này đều nhận ra lợi ích đáng kể của việc tạo thuận lợi cho việc cấp thị thực trong một thị trường có nhiều cạnh tranh”- Bức thư gửi tới Thủ tướng hồi tháng 3 của Hội đồng tư vấn du lịch và Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân viết.

Một điều đáng lưu ý nữa là nền kinh tế có thể hưởng lợi gấp 3 lần từ doanh thu trực tiếp từ du lịch vì thế nước ta sẽ có lợi nhiều hơn với chính sách miễn thị thực này.

Xem thêm

Phương Dung

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.