|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Luật sư Trương Thanh Đức: Ba ngân hàng mất tiền vì đã làm sai quy trình

19:03 | 26/01/2021
Chia sẻ
Theo luật sư, ngân hàng là bên có lỗi chính trong vụ mất tiền vì hàng loạt lỗi nghiệp vụ của các nhân viên đã giúp kẻ xấu lợi dụng sơ hở, đồng thời ngân hàng cũng có nghĩa vụ hoàn trả số tiền của người dân đã gửi vào.

Trong thời gian gần đây, vụ việc ba ngân hàng bị lừa rút hơn 400 tỷ đồng đã thu hút được sự quan tâm của dư luận khi một trong số những người có liên quan đến vụ việc là ông Đặng Nghĩa Toàn đã tiếp tục tới ngân hàng để khiếu nại về việc không rút được tiền.

Cụ thể, theo cáo trạng mới được công bố, ông Toàn là một trong số những người cho bà Nguyễn Thị Hà Thành vay tiền thông qua việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng và đưa sổ tiết kiệm cho bà Thành giữ.

Lợi dụng sự tin tưởng và việc làm sai quy trình của các nhân viên ngân hàng, bà Thành đã làm giả hồ sơ vay vốn, ký chữ ký giả để rút hơn 430 tỷ đồng tại ba ngân hàng NCB, PVcomBank và VietABank.

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trương Thanh Đức của Công ty Luật ANVI nhận định trong vụ việc này, ngân hàng là bên có lỗi chính, ngân hàng mất tiền vì các nhân viên đã làm sai quy trình.

Ông chỉ rõ nguyên nhân mất tiền ở đây là do ngân hàng đã làm sơ hở nhiều khâu, lỗi nghiệp vụ của nhiều người, nhiều lần và trong thời gian dài. 

"Ở ngân hàng quan trọng là phải đúng người thì mới cho rút tiền, đúng người thì mới cho cầm cố, chưa kể đến phương án vay vốn không thật, không rõ, không chắc chắn thì cũng không cho vay, không thể có chuyện cầm sổ rồi cho vay", ông khẳng định.

Theo luật sư, ở trường hợp này, đối tượng mà bà Hà Thành lừa đảo là ngân hàng chứ không phải khách hàng, tiền mất cũng là tiền của ngân hàng. Do đó, ngân hàng đã nhận tiền gửi của khách hàng thì phải có nghĩa vụ hoàn trả.

Ông cho biết hoạt động của ngân hàng có tính đặc thù khác với các giao dịch của các công ty, doanh nghiệp bên ngoài, yêu cầu sự an toàn, chính xác. "Người dân gửi tiền vào ngân hàng, có thể mất hết các giấy tờ liên quan nhưng không bao giờ mất được tiền", ông nhấn mạnh.

"Đối với người gửi tiền, đưa sổ tiết kiệm cho người khác hay làm mất sổ tiết kiệm sẽ không ảnh hưởng. Họ chỉ mất thời gian đi kiện cáo, giải trình thôi", ông nói.

Diệp Bình

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.