|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp
[ Live ]

ĐHĐCĐ Vincom Retail (VRE): Dự kiến cần 12.000 tỷ đồng để phát triển 800.000 mét vuông mặt sàn trong thời gian tới

11:30 | 26/04/2023
Chia sẻ
Theo bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Tài chính của Vincom Retail, công ty có kế hoạch phát triển 800.000 mét vuông trong thời gian tới và cần tới 12.000 tỷ đồng. Một phần lợi nhuận giai đoạn trước được công ty sử dụng để trả gốc trái phiếu.

Sáng nay, CTCP Vincom Retail (Mã: VRE) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2023. Bà Trần Mai Hoa, Tổng Giám đốc làm chủ tọa đại hội.

 Bà Trần Mai Hoa, Tổng Giám đốc Vincom Retail chia sẻ tại đại hội. Ảnh: LH.

Kế hoạch lợi nhuận 4.680 tỷ đồng năm 2023

Tại đại hội, ban lãnh đạo Vincom Retail trình đại hội kế hoạch doanh thu thuần 10.350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.680 tỷ đồng, tăng lần lượt 41% và 69% so với năm 2022.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 được đề xuất dựa trên kỳ vọng của ban lãnh đạo về triển vọng kinh tế và môi trường kinh doanh năm 2023 khởi sắc hơn so với năm trước và thị trường tiếp tục hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Trong báo cáo thường niên năm 2022, bà Trần Mai Hoa, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VRE cho biết, công ty đang có nhiều cơ hội để phục hồi và phát triển, tạo ra bước đột phá trong năm 2023, bên cạnh đó thị trường bán lẻ hấp dẫn của Việt Nam được hỗ trợ dài hạn bởi cơ cấu dân số  vàng.

Về quy mô, trong năm 2023, TTTM của VRE dự kiến khai trương 2 TTTM mới là Vincom Mega Mall Grand Park tại TP HCM và Vincom Plaza Hà Giang, với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ 55.000 m2, nâng tổng số TTTM lên 85 TTTM tại 45/63 tỉnh thành trên cả nước.

Trong năm 2023, VRE sẽ tập trung nâng cấp định vị, nâng cao hiệu quả khai thác của các TTTM đang hoạt động thông qua việc tiếp tục đồng hành với các khách thuê chiến lược, mở rộng độ phủ tại các tỉnh thành phố cấp hai giàu tiềm năng, cũng như đẩy mạnh mở rộng mạng lưới khách thuê mới theo hai nhóm: nhóm thương hiệu quốc tế và nhóm thương hiệu Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế trên báo cáo tài chính hợp nhất là 12.065 tỷ đồng. Hội đồng quản trị (HĐQT) VRE trình ĐHĐCĐ phê duyệt toàn bộ lợi nhuận sẽ được giữ lại sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tính đến thời điểm 9h00,  số cổ đông tham dự đại hội trực tiếp và ủy quyền có 112 cổ đông, tương ứng 78,67% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.

Phát biểu khai mạc đại hội, bà Trần Mai Hoa đánh giá năm 2022 nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường bán lẻ có nhiều điểm sáng, Vincom Retail có nhiều cơ hội để phát triển.

Những ứng viên dự kiến thành viên HĐQT, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028

Một nội dung quan trọng của đại hội là bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát cho nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Phần thảo luận

Sau phần đọc các tờ trình, đại hội bước vào phần thảo luận.

Cổ đông: Kết quả kinh doanh quý I, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng khá mạnh so với quý I/2022. Việc gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp có kéo dài trong thời gian tới, các quý sắp tới không? Tăng từ yếu tố nào?

Thông điệp công ty đưa ra là cắt giảm chi phí, liệu đã tối đa chưa hay còn room để hiệu quả hơn nữa?

Bà Phạm Thị Ngọc Hà, CFO: VRE luôn tìm model vận hành linh hoạt bền vững, hai năm vừa qua có nhiều giải giáp tối ưu chi phí. Về chi phí năng lượng, hợp tác nhà thầu đầu tư pin năng lượng mặt trời. Năm 2023, mở rộng thêm 8 TTTM, hoàn thành 100% sử dụng pin năng lượng mặt trời.

Lũy kế đến 2023 tạo ra và sử dụng 23 triệu kWh.

Về ánh sáng, lắp đặt đèn cảm ứng trong các căn thoát hiểm, thử nghiệm phương án hợp tác mức tối ưu đèn.

Đối với chi phí nhân sự, tiết giảm 30% định biên từ 2019 đến 2022 thông qua quy hoạch chuẩn hóa đầu việc ở các vị trí chức danh, tổ chức đào tạo tay nghề nâng cao năng suất lao động...

Với các chi phí khác, các giải pháp thay thế bảo vệ môi trường.

Cơ cấu chi phí thực sự săn chắc, tối ưu. Các giải pháp tiếp tục hỗ trợ công ty tiết giảm chi phí. Công ty đang tìm các giải pháp để tối ưu hơn nữa.

Bên cạnh việc tăng tỷ lệ lấp đầy, đơn giá thuê.

Bà Trần Mai Hoa, TGĐ: Ban lãnh đạo đã chuẩn hóa được các model phát triển trung tâm thương mại. Công ty đang nghiên cứu mô hình khu du lịch bán lẻ. 

Công ty chuẩn hóa mô hình cho thuê. 

Công ty phát triển model khách quốc tế vào Việt Nam. Đội kinh doanh đã chuẩn hóa.

Thứ ba, chuẩn hóa mô hình vận hành. Chuẩn hóa từ định mức công việc, nhân sự, hạn mức, định mức, chuẩn hóa tất cả chi phí để tối ưu.

Đây là cấu trúc đã làm trong suốt thời gian vừa qua.

 Ban chủ tọa đại hội trả lời các câu hỏi của cổ đông. Ảnh: LH.

Cổ đông: Trong tăng trưởng lợi nhuận, công ty tiết giảm chi phí năng lượng, nhân công, ban lãnh đạo chia sẻ về con số cụ thể? Lợi nhuận tăng chủ yếu ra đâu? Khi nào chia cổ tức.

Bà Phạm Thị Ngọc Hà, CFO:  Chi phí năng lượng (40%), chi phí nhân sự (35 - 40%) và các chi phí khác. Chi phí năng lượng tiết giảm được hơn 2% tổng chi phí điện bình quân hàng năm. Chi phí nhân sự giảm 30% định biên. Chi phí năng lượng giảm khoảng 50 tỷ hàng năm, nhân sự (75 - 80 tỷ). Công ty chuẩn hóa lại định mức trong sử dụng dịch vụ mua ngoài.

Về sử dụng nguồn tiền, công ty trả gốc trái phiếu đến kỳ hạn. Hướng đến phát triển lưới dự án với khoảng 800.000 mét vuông với nguồn vốn hơn 12.000 tỷ đồng.

Trong trường hợp trả cổ tức sẽ báo cáo cổ đông phê duyệt.

Bà Trần Mai Hoa, TGĐ: Chi phí vận hành tiết giảm được 20%.

Cổ đông: Tình hình khó khăn, DN bán lẻ sụt giảm, hiện tượng trống mặt bằng, BLĐ chia sẻ thêm về kế hoạch kinh doanh. Công ty cho thuê nhiều hãng lớn, cơ cấu doanh thu cho thuê là bao nhiêu? Hành vi mua sắm chuyển dịch sang online, công ty có hành động gì và dự kiến thay đổi như thế nào? Kế hoạch Capex 800.000 mét vuông? Định hướng trả cổ tức về dài hạn thế nào?

Bà Trần Mai Hoa, TGĐ: Đánh giá về thị trường bán lẻ, chúng tôi cũng như các chủ đầu tư, nhà bán lẻ theo sát thị trường. Trong thời gian vừa qua, chúng ta có nhìn thấy thị trường có độ giảm sút. Quý I luôn là thấp điểm, bắt đầu từ tháng 4, tốt nhất trong năm là hè và thu đông.

Các nhà bán lẻ đều đánh giá mức độ ảnh hưởng trong ngắn hạn. Khách thuê từ nhiều ngành hàng khác nhau, sự ảnh hưởng không toàn diện cùng chiều, có sự tăng giảm ở từng vị trí.

Chúng tôi ghi nhận thông tin trao đổi để làm kế hoạch kinh doanh. Khách thuê chia sẻ chiến lược phát triển trong ngắn trung dài hạn, kế hoạch phát triển, định vị. Khách thuê có kế hoạch linh hoạt để phù hợp với ngắn, trung và dài hạn.

Những nhãn bán lẻ lớn, chuỗi bán lẻ bắt đầu xâm nhập vào thị trường ngoài Hà Nội và TP HCM.

Tỷ lệ chuyển đổi từ khách thuê mới sang thương vụ (deal) khá ấn tượng. Có bị ảnh hưởng nhưng là trong ngắn ngạn.

Về kế hoạch kinh doanh, chúng tôi sẽ tập trung vào cho thuê trung tâm thương mại hiện nay. 2023 là cơ hội để công ty làm bài bản. Các trung tâm thương mại rõ ràng về cơ cấu định vị. Nhóm đang có kế hoạch định vị khách chuỗi định vị, khách lớn định vị, công ty sẽ triển khai rất nhanh.

Nhìn vào kế hoạch năm nay, công ty còn hơn 100.000 mét vuông để đạt được tỷ lệ lấp đầy mục tiêu.

Về cơ cấu của khách thuê lớn, để đáp ứng được điều kiện thuê của khách lớn phải có được vị trí, hàng xóm của họ là ai. Sau giai đoạn đưa khách lớn vào là giai đoạn tối ưu được lấp đầy, giá thuê.

Bà Phạm Thị Ngọc Hà, CFO: Về việc chia cổ tức dài hạn, công ty chưa có chính sách chia sẻ cổ tức trong dài hạn. Công ty sẽ nghiên cứu theo từng năm. Cổ đông đầu tư vào VRE. VRE đã làm nhiều việc để tối ưu về chi phí, nâng tỷ lệ lấp đầy và mức giá chon thuê. Chúng tôi tin tưởng rằng công ty có nhiều tài sản có giá trị ở vị trí tốt, đem lại giá trị rất cao.

Kết thúc đại hội tất cả tờ trình được thông qua.

Lợi Hoàng

Dow Jones tăng 450 điểm khi báo cáo việc làm tháng 4 mở ra hy vọng Fed sớm hạ lãi suất
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên cuối tuần sau khi báo cáo việc làm tháng 4 yếu hơn dự kiến, thúc đẩy kỳ vọng rằng Fed có thể sớm cắt giảm lãi suất.