|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Làm sao để trả nợ tín dụng trong đại dịch COVID-19?

04:25 | 01/03/2021
Chia sẻ
Không ai muốn trở thành con nợ tín dụng trong đại dịch COVID-19, nhưng nếu rơi vào tình trạng đó thì lựa chọn duy nhất dành cho bạn là tìm cách trả nợ.

Nếu bạn tăng nợ thẻ tín dụng vào năm 2020 vì COVID-19, bạn không đơn độc. Ở Mỹ, rất nhiều người rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc bị giảm giờ làm. Một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như dịch vụ, nhà hàng và phòng tập thể dục đã phải đóng cửa hoàn toàn – lại càng khiến nhiều người không có việc làm. Sau khi các khoản tiết kiệm khẩn cấp được sử dụng hết, nhiều người buộc phải vay nợ tín dụng để trang trải cuộc sống.

Sang năm mới 2021, có lẽ đã đến lúc để bạn lập kế hoạch trả nợ tín dụng mà bạn đã mắc phải do đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020 đến nay.

Dưới đây là các mẹo hữu ích giúp nhanh trả hết nợ tín dụng, trích theo Business Insider:

1. Đánh giá lại mức chi tiêu năm trước

Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy xác định xem số tiền bạn có (và cả số tiền bạn nợ tín dụng) đã được tiêu vào đâu trong năm 2020. Nếu bạn chưa xem xét chi tiêu của mình từ năm ngoái, hãy in ra bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng, xem xét kĩ lại một lần nữa.

Nếu bạn có các tài khoản của mình được liên kết với một ứng dụng lập ngân sách, thì bạn sẽ có thể kiểm kê nhanh số tiền bạn đã chi cho những khoản nào mỗi tháng. Và nếu bạn bị choáng ngợp bởi nhiệm vụ này, chỉ cần xem qua vài tháng gần đây nhất là được. Bạn nên biết rõ tiền của mình đã đi đâu bằng cách phân tích các khoản chi tiêu, dù chỉ là trong vòng 3 tháng.

Làm sao để trả nợ tín dụng trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Trả nợ tín dụng sẽ nhanh hơn nếu bạn có sự chuẩn bị sẵn sàng. Ảnh: Fool

Đại dịch COVID-19 có thể khiến bạn buộc phải tự đánh giá lại tầm quan trọng của việc phân rõ ràng những gì bạn muốn so với những gì bạn thực sự cần. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng bạn đã cắt giảm những thứ không cần thiết, nhưng việc xem xét lại chi tiêu có thể chỉ ra rằng bạn đã không cố gắng sống tiết kiệm hết mức như những gì bạn có thể. Hãy thử cân nhắc xem có bất kì khoản phí định kì nào bạn đang phải trả mà bình thường bạn cũng ít dùng tới? Sau đó, bạn hãy hủy bỏ nếu phát hiện thấy chúng không cần thiết để có thêm tiền trả nợ tín dụng.

Mẹo đơn giản: Nếu bạn có thẻ tín dụng cao cấp với phí thường niên khá cao, bạn có thể hạ cấp xuống phiên bản không tính phí hàng năm thay vì hủy thẻ hoàn toàn.

2. Lên kế hoạch trả nợ tín dụng

Nếu bạn biết mình đã mắc nợ tín dụng vào năm 2020 nhưng chưa xem xét kĩ hơn thì lúc này hãy dành thời gian để hiểu và nên kế hoạch trả nợ. Xem qua tất cả các thẻ tín dụng của bạn và bất kì khoản vay cá nhân nào khác mà bạn có thể đã sử dụng vào năm 2020, ghi lại số dư và lãi suất cho mỗi khoản. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch tối ưu nhất.

Nhiều người thích Phương pháp Snowball, trong đó bạn trả khoản nợ nhỏ nhất trước và sau đó chuyển sang các khoản lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều người cũng đang thử Phương pháp Avalanche với mục tiêu tiết kiệm lãi suất trong thời gian dài.

Bà Mason Miranda, chuyên gia tín dụng tại Credit Card Insider tóm tắt giải pháp này như sau: "Với phương pháp này, trước tiên bạn sẽ nhắm mục tiêu vào các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Khi khoản nợ đầu tiên được trả hết, bạn sẽ có một lượng tiền lớn hơn để hướng tới mục tiêu tiếp theo, chôn vùi tất cả các khoản nợ của bạn dưới một trận tuyết lở và bạn có thể ngày càng giải phóng nhiều tiền hơn".

3. Lập ngân sách để trả nợ

Mặc dù chiến lược bạn chọn để trả nợ tín dụng là quan trọng, nhưng việc xác định nguồn tiền sẽ đến từ đâu thậm chí còn quan trọng hơn thế. Nếu bạn chưa tạo ngân sách, thì bây giờ là lúc. Các bước thực hiện khá đơn giản, gồm có: Xác định thu nhập mang về nhà (thu nhập ròng) của bạn, sau đó trừ tất cả các chi phí cố định. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng số tiền còn lại để phân chia giữa các chi phí biến đổi (chẳng hạn như cửa hàng tạp hóa, ăn uống, mua sắm, v.v.) và trả nợ.

Nếu bạn đang có một khoản nợ tín dụng khá lớn thì đã đến lúc bạn phải cắt giảm một số chi phí hoặc làm thêm công việc để tăng thủ nhập. Bạn sẽ không thể thường xuyên gửi tiền trả nợ tín dụng nếu bạn phải tiếp tục sử dụng những thẻ tín dụng đó để trang trải cho cuộc sống của mình.

4. Theo dõi toàn bộ quy trình

Để thoát khỏi nợ nần, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với thời gian mắc nợ, vì vậy bạn rất dễ nản lòng. Theo dõi tiến trình trả nợ của bạn hàng tháng hoặc thậm chí là hàng tuần sẽ là một cách chắc chắn để duy trì động lực.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp

Nếu đại dịch COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng đến tình trạng công việc của bạn và bạn không thể kiên trì với kế hoạch trả nợ tín dụng thì bạn vẫn có thể cân nhắc các lựa chọn khác. 

Một số gợi ý là bạn hãy hợp nhất khoản nợ của bạn vào thẻ tín dụng chuyển số dư hoặc khoản vay cá nhân. Điều này sẽ cho phép bạn để tất cả các khoản nợ của mình ở một nơi với lãi suất thấp hơn.

Thu Phương

Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ nhập hàng từ cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hoá chất
Bách Hoá Xanh cho biết đã lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.