Không dễ với mì ăn liền
Không dễ với mì ăn liền (Ảnh minh họa) |
Báo cáo thị trường mì ăn liền của Hiệp hội mì ăn liền Thế giới (WINA) đầu 2017 cho biết năm 2016, ước tính ngành mì Việt Nam đã tiêu thụ 4,9 tỷ gói mì, tức bình quân cứ 1 người sẽ tiêu thụ ước 50-52 gói mì/ năm.
Bão hòa thầm lặng
Nếu xét số lượng tiêu thụ bình quân đầu người/ năm thì con số mì được bán ra khá khiêm tốn. Và theo một nhà sản xuất trong ngành, sẽ dễ khiến những người “ngoài cuộc” kinh doanh mì cho rằng tiềm năng tăng trưởng của thị trường vẫn còn rất lớn bởi sức tiêu thụ vẫn có thể đẩy lên và mục tiêu là mỗi người sẽ sử dụng 1 sản phẩm/ ngày - như mục tiêu của phần lớn các nhà sản xuất mì ăn liền hiện nay.
Nếu quan sát liên tục từ 2014 - 2016 và dự kiến hết cả năm nay, tổng số sản phẩm mì ăn liền tiêu thụ ở thị trường Việt Nam không tăng lên, chỉ dao động quanh mức dưới 5 tỷ gói, gần như đứng yên.
Xem xét kết quả tăng trưởng tiêu thụ của một DN lớn nắm khoảng 1/2 thị phần của ngành là Acecook Việt Nam trong thời gian qua, sẽ thấy rõ hơn điều này.
Theo ông Kajiwara Junichi, TGĐ CTCK Acecook Việt Nam, năm 2016, tăng trưởng doanh thu của Acecook Việt Nam đạt 5%, tất cả các chỉ tiêu hoàn thành 100%. Tuy nhiên, nếu so với mức tăng trưởng 9,6% của toàn ngành F&B (Theo số liệu của Nielsen đến Quý I/2017) thì con số của Acecook vẫn đang khá thấp. Lưu ý rằng nếu xét về số liệu tăng trưởng ngành F&B của cả một giai đoạn từ 2014-2019, bao gồm tăng trưởng của các cửa hàng/ chuỗi bán lẻ thực phẩm - tiêu dùng, báo cáo của Euro Monitor còn cho số liệu lạc quan hơn, tới 19%. Còn báo cáo của BIM thì công bố tăng trưởng doanh thu dự kiến của các DN niêm yết (các DN có quy mô lớn) trong ngành F&B (không bao gồm bất kì DN ngành mì nào trừ Masan Consumer đã có mặt trên sàn chứng khoán) trong giai đoạn 2016 -2018 đã và có thể đạt tới 16,1%/ năm. Nếu vậy, ngành mì ăn liền đang tụt lại.
Ứng phó của các DN: Mỗi nhà một “bí kíp”
Với thị trường không còn “dễ ăn” như vậy, các ông lớn trong mì ăn liền dĩ nhiên không ngồi yên. Bên cạnh hướng đi tiếp tục đẩy mạnh và khai thác tối ưu hơn những sản phẩm bán chạy như mì Hảo Hảo (dòng sản phẩm đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu sản phẩm mì của Acecook) bằng cách ra mắt thêm 2 hương vị mới kết hợp áp dụng các chương trình khuyến mãi.
Một thông tin khác từ TGĐ Acecook Việt Nam, cho thấy Acecook đang nỗ lực để vượt khỏi ra khỏi xu hướng bão hòa của mì ăn liền, đi vào thúc đẩy các dòng sản phẩm sợi mì và miến của DN bao gồm sợi gaoj, sợi miến và mỳ ly. Theo đó, Cty này đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bún ở miền Bắc, sản xuất ly giấy để cung ứng cho nhà máy sản xuất mỳ ly - dần hoàn thiện chuỗi khép kín cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩm các sản phẩm cốt lõi, một cách giảm chi phí cấu thành giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận biên.
Acecook mặc dù cũng không tổng giá trị vốn đầu tư dây chuyền, thiết bị mới, dù vậy đây vẫn là bước vận động “thức thời” trong giai đoạn mới, nếu không muốn chịu áp lực bị xẻ bớt thị phần.
Trong khi đó, chuyển động về nhân sự điều hành cao cấp ở Masanconsumer với vị trí TGĐ về tay một nhà điều hành F&B từng có thành tựu đóng góp vào giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất các nhóm hàng tiêu dùng, được xem là động thái trực tiếp để DN sở hữu các dòng sản phẩm mì ăn liền phân khúc cao cấp và phổ thông như Omachi và Kokomi có kỳ vọng sớm lại “phong độ” tăng trưởng bền hơn.
Cũng trong cuộc đại chiến ngành mì đang diễn ra khi thị trường ngày càng đông nhà đầu tư mà nhu cầu tiêu thụ vẫn ì ạch, sự “thẳng tay” chi bạo của Uniben cả ở ngân sách marketing - quảng cáo lẫn đầu tư nhà máy, nhân sự để dựng đứng mức tăng trưởng của dòng mì ăn liền 3 miền ở 2 con số và đánh chiếm thị phần khu vực nông thôn là một điểm nhấn đáng lưu ý trong cục diện của ngành tương lai.
Theo chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Thanh Năm, chưa biết thị phần và vai trò của các DN dẫn đầu ngành mì có “đổi ngôi” sớm hoặc có chuyển động nào khác hay không nhưng ít nhất, với một thị trường kinh doanh không dễ “ăn liền” mà ngày càng trở nên “khó xơi”, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải nỗ lực, “động não” trong cạnh tranh, sản xuất, tiếp thị hơn và sau cùng đó luôn là cơ hội tốt hơn cho lựa chọn của người tiêu dùng.
Cổ phiếu Miliket có thể tăng bằng hào quang quá khứ?
Ngày 10/7 vừa qua, 4,8 triệu cổ phiếu của CTCP Lương thực thực phẩm Colusa-Miliket (CMN) chào sàn UPCoM với giá mở cửa 25.800 đồng/CP. ... |
Cuộc chiến miếng thịt trong tô mỳ ăn liền
Nếu trước năm 2016, cuộc cạnh tranh trên thị trường mì ăn liền được phân định bằng giá thì hiện nay, chuyện đưa miếng thịt ... |
Doanh thu mỳ ăn liền kịch trần ở châu Á
Các nhà sản xuất mỳ ăn liền châu Á đang chật vật để đưa ra chiến lược kinh doanh mới do nhu cầu tiêu thụ ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/