|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hơn 10.000 tỉ đồng 'treo' ở ngân sách

20:36 | 09/09/2019
Chia sẻ
Các quy định chồng chéo đang khiến Hà Nội, TP HCM thu hơn chục nghìn tỉ đồng từ thoái vốn, cổ phần hoá nhưng không thể sử dụng.

Chiều 9/9, tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nêu thực tế, nhiều địa phương đang có khoản tiền lớn thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nhưng không được rút ra sử dụng. Điển hình là Hà Nội và TP HCM đang "treo" lần lượt hơn 8.416 tỷ đồng và 1.789 tỷ, trong khi nhu cầu chi rất cấp thiết.

"Hai địa phương đã có nhiều báo cáo, đề xuất xin sử dụng nguồn vốn này, trong khi theo Luật Ngân sách nhà nước, khoản thu này đương nhiên thuộc địa phương", ông Thanh nêu thực tế.

Ông giải thích, cơ chế quản lý nguồn thu này bị điều chỉnh bởi nhiều nhóm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, thiếu thống nhất.

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định các khoản thu hồi vốn ngân sách đầu tư tại các tổ chức kinh tế thuộc Trung ương hoặc địa phương được xác định tương ứng là nguồn thu của ngân sách Trung ương hoặc ngân sách địa phương. 

Nhưng quy chế kèm theo quyết định số 21/2012 lại quy định tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được thu tập trung về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

Hơn 10.000 tỉ đồng 'treo' ở ngân sách - Ảnh 1.

Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế

Do đó, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, đoàn công tác của cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị, không cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

 Đề nghị này nhận được sự đồng tình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

"Các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệpđã được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước", Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nói.

Ngoài ra, cơ quan này cũng đề nghị Chính phủ xử lý dứt điểm kiến nghị của các địa phương; rà soát các văn bản dưới luật để thống nhất thực hiện theo Luật Ngân sách 2015. 

Theo đó các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nộp ngân sách nhà nước, thu từ doanh nghiệp Trung ương nộp về ngân sách Trung ương và khoản thu từ doanh nghiệp địa phương nộp về ngân sách địa phương. 

Các khoản chi cho hỗ trợ sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp do ngân sách bố trí.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, số thu Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp 5 năm (2013-2018) gần 257.500 tỷ đồng, trong khi chi trên 221.640 tỷ. 

Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng còn bất cập như trường hợp Tổng công ty Tàu thủy và Tổng công ty lương thực miền Nam sử dụng quỹ vào hoạt động kinh doanh nhưng thua lỗ, tiềm ẩn rủi ro mất vốn. Từ năm 2018 đến tháng 6/2019 chưa tổng hợp được số liệu chính thức về số dư quỹ để báo cáo cấp có thẩm quyền....


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Minh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.