|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội đặt mục tiêu thu ngân sách trên 238 nghìn tỷ đồng năm 2018

10:29 | 25/12/2017
Chia sẻ
Năm 2018, HĐND TP Hà Nội thông qua dự toán tổng thu ngân sách nhà nước là 238,4 nghìn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách địa phương 95,6 nghìn tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương 95,3 nghìn tỷ đồng.
ha noi dat muc tieu thu ngan sach tren 238 nghin ty dong nam 2018 Thị trường bất động sản Hà Nội: Nguồn cung đang lớn hơn cầu 20%
ha noi dat muc tieu thu ngan sach tren 238 nghin ty dong nam 2018 Quy hoạch hai bên sông Hồng theo hướng tạo lập đô thị hiện đại

HĐND TP Hà Nội mới đây đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-HĐND về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2018.

Theo đó, HĐND TP thông qua dự toán thu ngân sách thành phố Hà Nội năm 2018 như sau: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 238.370.000 triệu đồng; không bao gồm các khoản thu quản lý qua ngân sách theo quy định của Trung ương. Tổng thu ngân sách địa phương: 95.653.119 triệu đồng. Thu ngân sách địa phương từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương: 1.852.014 triệu đồng.

ha noi dat muc tieu thu ngan sach tren 238 nghin ty dong nam 2018
Ảnh minh họa: Zing.

Về dự toán chi ngân sách địa phương năm 2018, tổng chi ngân sách địa phương: 95.293.019 triệu đồng. Nghị quyết đề ra triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để tạo nguồn, bố trí chi thực hiện cải cách tiền lương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị quyết cũng thông qua các mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện dự toán ngân sách năm 2018 do UBND Thành phố trình, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN, các Luật thuế sửa đổỉ, bổ sung và nhiệm vụ thu NSNN theo quyết định của Thù tưởng Chính phủ và Nghị quyết HĐND Thành phố bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN.

Triển khai phân bổ, điều hành dự toán ngân sách ngay từ đầu năm trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng chế độ quy định; bám sát tồn quỹ ngân sách của cấp mình để đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi, trong đó, đặc biệt đảm bảo chi lương và các khoản liên quan đến con người, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

Thực hiện quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư công đảm bảo hiệu quả, tránh dàn trải; nâng cao vai trò định hướng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài NSNN để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; kết hợp với nâng cao chất lượng quản lý đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách. Chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ số liệu nợ xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản mới.

Triển khai thực hiện công tác quản lý tài sản nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (có hiệu lực từ năm 2018) trên địa bàn Thành phố đảm bảo kịp thời, thống nhất; xây dựng phương án phân cấp quản lý tài sản công, trình HĐND Thành phố quyết nghị ngay sau khi có hướng dẫn của Trung ương. Quản lý chặt chẽ việc mua sắm tài sản công, đồng thời có các giải pháp để cải thiện các bất cập trong đấu thầu tập trung mua sắm tài sản công đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước, tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Khẩn trương thực hiện công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch phải thực hiện di dời; phối hợp các bộ, ngành hoàn chỉnh và công bố công khai quy hoạch để có cơ sở triển khai thực hiện. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai, tập trung tháo gỡ vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện, nhất là trong việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính đất đai và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thành phố, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo kế hoạch; tăng cường quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và Kế hoạch của UBND Thành phố: rà soát quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công; rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí. Sớm hoàn thành phân loại, xây dựng và triển khai phương án tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng, giảm dần mức hỗ trợ từ NSNN để có nguồn tăng chi đầu tư, chi hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách để được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 5, HĐND TP Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016 – 2021 diễn ra ngày 4/12/2017, báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2017, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, hiện nay, thành phố đã thu ngân sách đạt 101,4% dự toán năm, tăng 15,7% so với cùng kỳ, vượt 2.856 tỷ đồng so với dự toán HĐND giao; trong đó, thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn.

Năm 2017, thu nội địa chiếm 90,4% so với tổng thu và dự kiến năm 2020 đạt 91,7% so với tổng thu. Một số khoản thu mang tính bền vững trong năm 2017 cũng hoàn thành vượt dự toán và tăng 25 - 26% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo ông Hà Minh Hải, qua đánh giá năm 2017, một số dự toán thu không đạt như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương ước tăng 17,6% so với năm trước, nhưng chỉ đạt 80% dự toán giao; thuế thu nhập cá nhân chỉ đạt 94,8% dự toán... Đây là vấn đề cần được đánh giá kỹ để việc triển khai công tác này trong năm 2018. Ngoài ra, cơ cấu thu vẫn còn thiếu bền vững, đặc biệt liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước khối trung ương.

Ông Hải cũng cho biết thêm, chi ngân sách địa phương năm 2017 ước đạt 96,4% so với dự toán HĐND giao đầu năm, trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 101,2%, chi thường xuyên ước đạt 98,4% dự toán giao đầu năm.

Khánh Hà