|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Gỡ vướng Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, đoạn qua Quảng Nam

00:26 | 11/07/2021
Chia sẻ
“Tập trung tháo gỡ vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Dốc Sỏi, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Gỡ vướng Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, đoạn qua Quảng Nam - Ảnh 1.

Tháo gỡ giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Dốc Sỏi (Ảnh: Mai Phương/TTXVN).

Đó là yêu cầu của ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại buổi làm việc mới đây với các sở ngành liên quan như Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Công an tỉnh; UBND các huyện: Đại Lộc, Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My, Núi Thành, Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB)....

Cuộc họp đánh giá một cách khách quan, chính xác tình hình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng đường dây 500kV Quảng Trạch- Dốc Sỏi và bàn giải pháp giải quyết kịp thời, có hiệu quả, phục vụ tốt việc đào móng, dựng cột và kéo dây phần còn lại.

Cuộc họp diễn ra vào thời điểm miền Trung đang vào mùa mưa, các vị trí móng trụ điện của các dự án truyền tải điệnđặt tại khu vực núi cao, đường vận chuyển vật tư thiết bị khó khăn và dễ bị sạt lở, cuốn trôi các hạng mục đang thi công dở dang, gây khó khăn cho các đơn vị thi công nếu kéo dài.

Theo báo cáo của CPMB, Quảng Nam là địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng trong số các địa phương có đường dây 500kV mạch 3 đi qua. Dự án đường dây 500kV mạch 3, đoạn Quảng Trạch - Dốc Sỏi, địa phận tỉnh Quảng Nam đi qua địa bàn 6 huyện là Đại Lộc, Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My và Núi Thành với tổng cộng 268 vị trí cột với chiều dài 120,64 km.

Tính đến nay, Quảng Nam đã bàn giao mặt bằng 198 vị trí móng cột và 209 khoảng cột. Hiện còn 63 vị trí móng và 52 khoảng cột chưa bàn giao mặt bằng.

Cụ thể, tại huyện Đại lộc đã bàn giao xong phần móng, phần hành lang tuyến còn 7 khoảng cột qua xã Đại Đồng đang vướng Mỏ đá gần hành lang tuyến đường dây 500kV của Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp 27/7 Đại Lộc và Công ty CPThương mại -Dịch vụ Quang Hiệp Thành.

Tại huyện Nông Sơn phần móng còn vị trí 878 chưa bàn giao mặt bằng, đã chi trả trên 3 lần nhưng hộ dân không chấp nhận đơn giá, phần hành lang 5 khoảng cột đang vướng đền bù không thể kéo dây.

Tại huyện Hiệp Đức phần móng còn 1 vị trí 922 hộ dân không chấp thuận đơn giá đền bù cây và giá đất nên chưa bàn giao mặt bằng.

Chính quyền địa phương đã mời chi trả và vận động 4 lần nhưng hộ dân vẫn ko nhận tiền. Phần hành lang đi qua địa bàn huyện còn 6 khoảng cột cũng chưa triển khai kéo dây do vướng bồi thường, các hộ không đồng ý giá cây cao su được UBND huyện phê duyệt.

Tại huyện Tiên Phước, phần móng còn 2 hộ chưa bàn giao mặt bằng tại vị trí 943 và 951. Hai hộ dân vẫn không đồng ý nhận tiền và yêu cầu bố trí 1 lô tái định cư mới nhận.

Phần hành lang còn 14 khoảng cột; trong đó vướng 29 hộ thuộc diện tái định cư. Một số hộ không nhận tiền theo phương án bồi thường đã phê duyệt; đồng thời yêu cầu hỗ trợ đất dưới hành lang tuyến tính như đất thu hồi tại móng và yêu cầu được áp giá cây theo đơn giá mới.

Tại huyện Bắc Trà My, phần móng còn vị trí 999 và 7 thửa tại xã Trà Đông. Tại Núi Thành còn 2 vị trí chưa bàn giao mặt bằng là vị trí 1057 dân không nhận tiền, còn vị trí 1056 chưa trình phê duyệt phương án bồi thường do UBND huyện chưa duyệt đơn giá hỗ trợ vật kiến trúc. Phần hành lang tuyến có 22 khoảng cột chưa kéo dây do chưa duyệt phương án bồi thường.

Với thực tế này, CPMB đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cho UBND các huyện có đường dây đi qua hoàn tất thủ tục để cưỡng chế thu hồi đất tại các vị trí móng chưa bàn giao mặt bằng trước ngày 15/7 này. Đồng thời, tăng cường vận động các hộ dân tại các khoảng cột còn lại chưa nhận tiền.

Sau khi thực hiện đầy đủ các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các hộ dân vẫn cương quyết ngăn cản kéo dây, tỉnh giao cho UBND các huyện tổ chức lực lượng bảo vệ thi công kéo dây trong tháng 7 này.

Để đảm bảo tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch- Dốc Sỏi, đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ thi công trước mùa mưa bão, đáp ứng tiến độ chung của toàn bộ dự án theo chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã yêu cầu các huyện có đường dây đi qua với các vướng mắc đã nêu trong báo cáo của CPMB cần tập trung nhân lực để giải phóng mặt bằng ưu tiên cho dự án điện 500kV.

Cụ thể, các huyện sẽ bàn giao mặt bằng các vị trí móng còn lại trước ngày 20/7 tới và hành lang tuyến trước ngày 15/8/2021, kể cả phải thực hiện biện pháp bảo vệ thi công.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh kiểm tra, nắm rõ tình hình tại các địa phương, chủ động mọi việc để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét quyết định.

CPMB và đơn vị thi công có kế hoạch thi công chi tiết các đoạn tuyến,phối hợp thực hiện hiệu quả việc bồi thường giải phóng mặt bằng với các địa phương và ưu tiên triển khai ngay các khu vực đã đủ điều kiện thi công.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Mai Phương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.