|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP HCM

06:48 | 09/10/2019
Chia sẻ
Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, gây ô nhiễm nặng cho người dân, trạm nghiền nhà máy xi măng Hà Tiên 1, TP.HCM, chấm dứt hoạt động nhưng mất gần 3 năm vẫn chưa hoàn thành tháo dỡ.
Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 1.

Trạm nghiền xi măng Thủ Đức (thuộc Nhà máy xi măng Hà Tiên 1) nằm bên trục Xa lộ Hà Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, có diện tích 104 ha, sử dụng công nghệ từ những năm 1960. Trạm nghiền này nằm trong diện phải di dời từ năm 2003 do không phù hợp với quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 2.

Thế nhưng, nhiều năm qua nhà máy này vẫn tồn tại, trở thành nỗi ám ảnh về tình trạng ô nhiễm môi trường do khói và bụi xi măng đối với cư dân khu vực và người tham gia giao thông ra vào cửa ngõ phía đông thành phố. Những năm trước, khi xây dựng công trình metro, trạm trộn bê tông bên cạnh xe bồn di chuyển, cùng các nhà máy hoạt động đã tạo ra những cơn "lốc bụi" khủng khiếp trên Xa lộ Hà Nội và đường song hành.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 3.

Cuối năm 2016, UBND TP.HCM đã có văn bản yêu cầu Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 phải chấm dứt hoạt động của trạm nghiền xi măng này và có phương án di dời đến nơi khác để trả mặt bằng chỉnh trang đô thị, không gây ô nhiễm môi trường. Sau hơn 2 năm dừng hoạt động, nhiều hạng mục như trạm nghiền, phân xưởng, nhà chứa nguyên liệu, hệ thống chuyển tải... lần lượt được tháo dỡ, di dời. Đến tháng 7/2019, nhà máy chỉ còn khung bê tông cốt thép của các hạng mục.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 4.

Trước khi chấm dứt hoạt động, Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 từng đề xuất được di dời trạm nghiền Thủ Đức về Khu công nghiệp Phú Hữu (quận 9). Tuy nhiên, đề xuất này không được các sở ngành chấp nhận vì lo ngại sẽ gây ô nhiễm cho các khu dân cư lân cận khu vực này.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 5.

Do đó, UBND TP.HCM đã yêu cầu công ty này tìm địa điểm khác phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện tại, khu vực giữa nhà máy xi măng chỉ còn hai hạng mục chính là bể chứa và khung nhà xưởng chuyển tải. Các mảng bê tông phần lớn đã được tách cốt thép, nằm từng đống khắp nhà máy.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 6.

Khoảng gần 1 tuần nay, những chiếc máy xúc phá bê tông hoạt động liên tục nhằm phá dỡ bể chứa lớn nhất nhà máy này.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 7.

Theo kết cấu của một trạm nghiền xi măng, có thể nói đây là hạng mục lớn và khó phá bỏ nhất của nhà máy khi bể có dung tích lớn, chiều cao hàng chục mét, với lớp bê tông cốt thép dày. Đơn vị thi công phá bỏ từng mảng phần dưới, tạo thành độ nghiêng trước khi cho đổ sập toàn bộ hạng mục.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 8.

3 máy cuốc, đục phá từng mảng bê tông, các công nhân cắt dọn những thanh thép các loại thành từng đống trước khi đưa lên xe chuyển đi.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 9.

Một trong các bể chứa nhỏ hơn đã được cho đổ hoàn toàn trước đó. Bên bờ sông, các tàu chở container, tàu kéo vẫn neo đậu chờ ra vào cảng.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 10.

Phân xưởng đóng gói và hệ thống chuyền tải xi măng thành phẩm xuống bến cho các tàu chở hàng hiện chỉ còn khung mái che chưa được phá bỏ.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 11.

Sau khi dừng hoạt động, máy móc được di chuyển đi nơi khác, các nhà xưởng đã được tháo dỡ phần mái, chỉ còn những bức tường xung quanh.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 12.

Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, nỗi ám ảnh về ô nhiễm do nhà máy xi măng này đã chấm dứt. Khu vực Xa lộ Hà Nội đoạn chân cầu Rạch Chiếc thời gian qua đã dễ thở hơn rất nhiều đối với cư dân thánh phố và người đi đường qua đây.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 13.

Các khối nhà văn phòng của công ty ở phía mặt đường song hành Xa lộ Hà Nội hiện đã bỏ trống hoặc tháo dỡ một phần.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 14.

Sau khi hoàn thành di dời, khu đất sẽ trở thành dự án Khu phức hợp VICEM Hà Tiên. Việc chuyển đổi công năng này phù hợp với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt như: Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, đồ án thiết kế đô thị trục Xa lộ Hà Nội tỷ lệ 1/2000 được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2014.

Gần 3 năm tháo dỡ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM - Ảnh 15.

Khu phức hợp VICEM Hà Tiên được quy hoạch trên 2 khu đất nằm dọc theo Xa lộ Hà Nội tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Trong đó bao gồm khu đất 106.614 m2 hiện là Trạm nghiền Thủ Đức chi nhánh Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 và khu đất 8.270 m2 hiện là văn phòng và nhà xưởng của Công ty CP Vận tải Hà Tiên.

Lê Quân

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.