|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

FPT có tân Tổng giám đốc sinh năm 1977

18:33 | 08/03/2019
Chia sẻ
Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó tổng giám đốc FPT sẽ thay thế "lão tướng" Bùi Quang Ngọc trong cương vị người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của FPT.
FPT có tân Tổng giám đốc sinh năm 1977 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Tân CEO FPT

Hội đồng quản trị CTCP FPT (Mã: FPT) vừa thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Khoa - Phó tổng giám đốc FPT vào vị trí Tổng giám đốc, thay thế ông Bùi Quang Ngọc do hết nhiệm kỳ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 29/3.

Ông Nguyễn Văn Khoa, sinh năm 1977, cử nhân đại học Kinh tế Quốc dân, gia nhập FPT khi chỉ mới 20 tuổi với vai trò nhân viên triển khai, hỗ trợ kỹ thuật mạng Trí tuệ Việt Nam. Năm 2012, ông được bổ nhiệm là Tổng giám đốc FPT Telecom.

Trong thời gian ông Khoa giữ chức CEO, FPT Telecom đã triển khai thành công tuyến đường trục Bắc – Nam 1.800 km, chuyển đổi toàn bộ hạ tầng cáp đồng sang cáp quang trong một năm; đặt nền móng cho sự phát triển của Truyền hình FPT khi quyết định lựa chọn kinh doanh IPTV (Truyền hình qua Internet) thay cho Truyền hình cáp.

Tháng 3/2018, ông Khoa được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc FPT.

Ông Bùi Quang Ngọc, sinh năm 1956 tham gia FPT từ những ngày đầu thành lập và được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc từ năm 2013. Ông Ngọc là giảng viên tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội trước khi tham gia vào FPT năm 1988 với vai trò Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Phó TGĐ.

Sau khi rời vị trí CEO, ông Ngọc sẽ tiếp tục giữ cương vị Phó chủ tịch FPT và tham gia một số dự án lớn của tập đoàn.

Cùng thời điểm, ông Đỗ Cao Bảo hết nhiệm kỳ Phó Tổng Giám đốc và được miễn nhiệm từ ngày 15/3/2019. Ông Đỗ Cao Bảo sẽ tiếp tục giữ vị trí Ủy viên HĐQT, Chủ tịch Ủy ban Nhân sự và lương thưởng trực thuộc HĐQT FPT.

Như vậy, Ban điều hành của FPT từ 29/3 gồm có Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Khoa (1977),  Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Phương (1977) và Phó Tổng Giám đốc Hoàng Việt Anh (1975), cùng các giám đốc nghiệp vụ như Giám đốc Công nghệ Lê Hồng Việt (1981), Giám đốc Công nghệ thông tin Nguyễn Xuân Việt (1969), Giám đốc Chuyển đổi số Trần Huy Bảo Giang (1983)…

Đông A

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.