|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đội vốn 16.000 tỉ đồng, chậm tiến độ 12 năm

17:36 | 22/11/2019
Chia sẻ
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư gửi Chính phủ, tuyến đường sắt đô thị số 2 TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đội vốn khoảng 16.000 tỉ đồng.

Cụ thể, theo báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư gửi Chính phủ, tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng 16.123,632 tỉ đồng (khoảng 82%). 

Nguyên nhân do thay đổi về quy mô đầu tư tăng 1.802,868 tỷ đồng (khoảng 9%), thay đổi tỷ giá quy đổi 2.235,263 tỷ đồng (khoảng 11,4%), các nguyên nhân về giá tăng 6.762,103 tỷ đồng (khoảng 34,5 %), thay đổi về chế độ chính sách và các quy định của Nhà nước liên quan đến việc xác định, quản lý chi phí đầu tư tăng 5.323,398 tỷ đồng (khoảng 27,1%).

Đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đội vốn 16.000 tỉ đồng, chậm tiến độ 12 năm - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2015 nhưng đến nay chưa khởi công. (Ảnh: Vietnamfinance)

Đánh giá về hiệu suất đầu tư của dự án, theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tổng chi phí đầu tư/km của dự án điều chỉnh là 143 triệu USD/km. 

So sánh với một số dự án xây dựng tàu điện ngầm khác ở châu Á trong 10 năm qua như: Dự án MRT Jakarta giai đoạn 1 của Indonesia (năm 2014), chi phí đầu tư là 165 triệu USD/km, dự án KVMRT 1 của Malaysia (năm 2011) là 125 triệu USD/km…

Như vậy, chi phí đầu tư/km của dự án điều chỉnh do UBND thành phố Hà Nội báo cáo cơ bản phù hợp với Dự án MRT Jakarta giai đoạn 1 của Indonesia sử dụng vốn ODA Nhật Bản”, báo cáo nêu rõ.

Trong giai đoạn tiếp theo, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội thực hiện các rà soát, kiểm soát chặt chẽ và xác định chi phí hợp lý các hạng mục thuộc hệ thống cơ điện, phù hợp quy định và thông lệ quốc tế, bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án.

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được thiết kế dài 11,5km (đi ngầm gần 9km), có điểm đầu tại Khu đô thị Nam Thăng Long (CIPUTRA), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc trên Phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du). 

Năm 2018, dự án được tính toán với tổng mức đầu tư 34.678 tỷ đồng, dùng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.

Một trong những vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều giữa các cơ quan, chuyên gia đối với dự án đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đó là việc nên hay không nên quy hoạch tổng thể mặt bằng ga ngầm C9 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm (dưới phố Đinh Tiên Hoàng và một phần vườn hoa Hồ Gươm) theo đề xuất của UBND TP.Hà Nội.

Nhà ga C9 được thiết kế 3 tầng, chiều dài 150 m, rộng 21,4m và sâu 17,45m. Xung quanh khu vực này có quần thể các công trình tượng đài Cảm Tử, đền Bà Kiệu, đền Bút Tháp, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ.

Tuyến đường sắt dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2015 nhưng đến nay chưa khởi công, thời gian hoàn thành xây dựng dự kiến vào năm 2027, chậm 12 năm so với kế hoạch.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Vy