|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dự kiến bỏ quy định giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư khi thu xếp vốn cho các dự án điện cấp bách

17:30 | 21/11/2017
Chia sẻ
Về thu xếp vốn cho các dự án điện cấp bách, đối với vốn vay thương mại trong nước, Bộ Công Thương dư kiến bãi bỏ quy định cho phép giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trong nước cân đối vốn, xem xét cho chủ đầu tư vay theo yêu cầu thực tế của từng dự án trên cơ sở năng lực tài chính của chủ đầu tư.
 

Đây là một trong những nội dung quan trọng đã được Bộ Công Thương hiệu chỉnh trong Dự thảo Quyết định Cơ chế đặc thù để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

bo quy dinh cho phep giam ty le von chu so huu con toi thieu 15 tong von dau tu khi thu xep von cho cac du an dien cap bach

Cụ thể, về nội dung công tác chuẩn bị đầu tư dự án, bỏ quy định “ Bộ Công Thương ủy quyền các Tập đoàn kinh tế (EVN, PVN, TKV) và cho phép các Tập đoàn kinh tế ủy quyền lại cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn kinh tế là chủ đầu tư các dự án đã có trong quy hoạch và kế hoạch đầu tư bao gồm thẩm định các bước thiết kế, dự toán xây dựng trong quá trình đầu tư đối với dự án nhóm B và C sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; thẩm định, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và C sử dụng vốn đầu tư công.”

Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bỏ quy định “UBND các tỉnh/thành phố có trách nhiệm trong việc giải quyết công tác đền bù, hỗ trợ đối với các tài sản, quyền lợi của các hộ dân/tổ chức bị ảnh hưởng để phục vụ quá trình vận chuyển nhân lực, vật tư thiết bị và mặt bằng thi công nhằm giảm thiểu các chủ thể bị ảnh hưởng cản trở quá trình triển khai thi công.

Về lựa chọn nhà thầu, bỏ quy định “ Trong phạm vị riêng từng Tập đoàn kinh tế, cho phép các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn kinh tế được tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu của mình đối với các gói thầu thuộc các dự án do các Tập đoàn và doanh nghiệp của các Tập đoàn làm chủ đầu tư.”

Đối với vấn đề thu xếp vốn cho các dự án điện cấp bách, trường hợp vốn vay thương mại trong nước, bỏ các quy định: Cho phép giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trong nước cân đối vốn, xem xét cho chủ đầu tư vay theo yêu cầu thực tế của từng dự án trên cơ sở năng lực tài chính của chủ đầu tư; Đồng ý về nguyên tắc cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng và vượt 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng có liên quan khi xem xét cho vay vốn dự án thuộc danh mục các dự án điện cấp bách sau khi có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước;

Đối với các dự án lưới điện cấp bách do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty điện lực và các dự án nguồn điện do các Tổng công ty phát điện làm chủ đầu tư, cho phép Bộ Tài Chính cấp bảo lãnh trực tiếp đối với các Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực và các dự án nguồn điện do các Tổng công ty Phát điện làm chủ đầu tư, cho phép Bộ Tài chính cấp bão lãnh trực tiếp đối với các dự án do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực và các Tổng công ty Phát điện làm chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng.

Về hạng mục các dự án cấp bách, Bộ Công Thương quyết định bỏ phục lục danh mục các dự án cấp bách đã thực hiện theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ đã hiệu chỉnh theo hướng các chủ dự án đề xuất danh mục cấp bách phối hợp với Tập đoàn Điện lực để lập hồ sơ trình Bộ Công Thương thẩm định, cụ thể như sau: Căn cứ quy định tiêu chí các dự án cấp bách, chủ đầu tư các dự án phối hợp với Tập đoàn Điện lực rà soát tiến độ các dự án nguồn và lưới điện thuộc danh mục theo phê duyệt trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, lập danh mục các dự án điện cấp bách kèm thuyết minh giải trình, báo cáo Bộ Công Thương chủ trì thẩm định danh mục các dự án điện cấp bách trình Thủ tường chính phủ xem xét, quyết định.

Về lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư của chủ đầu tư đối với các dự án có cùng công nghệ, các thông số với thiết bị chính của các dự án tương tự đã hoặc đang xây dựng trước đó không quá 5 năm, Bộ Công Thương đã hiệu chỉnh theo hướng quy định áp dụng cho từng dự án cụ thể.

Cụ thể, trong một số trường hợp đặc biệt đối với các dự án có cùng công nghệ, các thông số với thiết bị chính của các dự án tương tự đã hoặc đang xây dựng trước đó không quá 5 năm, nếu thực hiện theo quy trình thông thường mà không đảm bảo tiến độ, cho phép chủ đầu tư thực hiện đám phán trực tiếp lựa chọn nhà thầu EPC hoặc nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị. Trong trường hợp này, đối với các dự án cấp bách cụ thể, chủ đầu tư lập phương án lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, trong đó nêu rõ tên nhà thầu dự kiến mời đàm phán trực tiếp, kèm theo đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; báo cáo người co thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về phương án lựa chọn nhà thầu. Kết quả đàm phán trực tiếp trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông qua trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu”.

Về chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ cho các dự án cấp bách, Bộ Công Thương đã hiệu chỉnh theo hướng quy định dụng cho từng trường hợp. Cụ thể, đối với từng trường hợp, Chính phủ sẽ cấp bảo lãnh cho dự án điện cấp bách thuộc đối tượng nêu trong Quyết định này trên cơ sở thẩm định hồ sơ của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.

Cuối cùng, về danh mục các dự án cấp bách, Bộ Công Thương đã điều chỉnh bỏ một số danh mục nguồn điện cấp bách (các thủy điện: Hòa Bình mở rộng, Ialy mở rộng, Trị An mở rộng, các nhà máy điện thuộc Trung tâm khí – Điện miền trung) và không đưa các dự án lưới điện đấu nối trực tiếp của nguồn điện cấp bách vào hệ thống điện quốc gia.

Minh Anh