|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đối phó 'chiến thuật vùng xám' trên biển Đông

06:54 | 08/11/2019
Chia sẻ
Tại hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề 'Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực' kết thúc hôm 7/11 ở Hà Nội, các đại biểu đề cập chiến thuật vùng xám mà Trung Quốc áp dụng trên biển Đông.
avatar_1573170597788

Chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh bao gồm việc triển khai tàu dân quân biển và tàu hải cảnh để tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Ảnh: AP

Tại hội thảo diễn ra trong hai ngày (do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức), một số đại biểu cho rằng, để hạn chế chiến thuật vùng xám, cần có thêm quy định đối với các hoạt động trong “vùng xám”. 

Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng, cần nhất là nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật pháp và nâng cao năng lực thực thi luật pháp của các nước bị ảnh hưởng.

Các nước lớn sử dụng chiến thuật vùng xám nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh để không gây ra xung đột quân sự. 

Chiến thuật vùng xám là hoạt động có chủ đích nhằm lách luật quốc tế để tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu chặt chẽ như một số nước thường biện minh.

Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Úc) cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng chiến thuật vùng xám ở Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh trong khu vực; các nước bị ảnh hưởng buộc phải có đối sách. Điều này khiến nguy cơ đối đầu, va chạm trên biển gia tăng.

Theo GS Thayer, Trung Quốc gần đây gia tăng khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” dù đã bị tòa án quốc tế bác bỏ là để đối phó chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. 

Ông nhận định, Mỹ và một số đồng minh đang và sẽ tăng cường tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, bao gồm việc cử tàu chiến, máy bay ném bom tới gần các khu vực mà Trung Quốc đang có các hoạt động đơn phương, đi ngược lại luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trong hai ngày diễn ra hội thảo với 47 bài phát biểu được trình bày và hơn 250 lượt trao đổi, các đại biểu đã thảo luận tình hình biển Đông trong bối cảnh khu vực địa chính trị rộng lớn hơn gồm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, biển Hoa Đông, và hai vùng địa cực. 

Đồng thời trao đổi về lợi ích và quan tâm của các nước ngoài khu vực đối với biển Đông, các vấn đề cụ thể như bảo vệ môi trường biển và nghề cá. Các đại biểu nhấn mạnh, hợp tác khu vực cần được thúc đẩy qua các kênh song phương, đa phương, đặc biệt là các cơ chế của ASEAN.

Vai trò của các quốc gia tầm trung rất được quan tâm, kể cả các đóng góp của các quốc gia ngoài khu vực như Liên minh châu Âu (EU). Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhấn mạnh sự quan tâm và vai trò của EU ở khu vực nói chung và biển Đông nói riêng; khẳng định EU không chỉ là đối tác thương mại và phát triển mà còn là đối tác an ninh trong khu vực. 

Trong vai trò đó, EU có giá trị cân bằng ảnh hưởng, thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ, nhất là tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế, gồm cả UNCLOS 1982.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Gia Bảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.