|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp dễ vi phạm vì lãi vay

09:45 | 22/10/2017
Chia sẻ
Việc hạn chế tỷ lệ vốn vay trong xác định chi phí lãi vay khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn.
doanh nghiep de vi pham vi lai vay

Doanh nghiệp đang làm thủ tục thuế tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thắng

Đó là nhận định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong văn bản gửi Bộ Tài chính về đề xuất sửa đổi 5 luật thuế “thuế GTGT, Tiêu thụ đặc biệt, TNDN, Thu nhập cá nhân và thuế Tài nguyên” mới đây.

Để thị trường tự điều tiết

Dự thảo về thuế TNDN của Bộ Tài chính đưa ra quy định hạn chế tỷ lệ vốn vay trong xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thuế TNDN đang áp dụng đại trà cho tất cả các doanh nghiệp. Quy định này được đưa ra nhằm 2 mục đích: chống thất thoát thuế và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.

Đối với mục tiêu đầu tiên, VCCI cho rằng, việc kiểm soát chống chuyển giá chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp có quan hệ liên kết và có chênh lệch thuế suất hoặc bên cho vay ở nước ngoài. Còn đối với các doanh nghiệp khác thì chi phí của bên này là doanh thu của bên kia, nên khoản thu của Nhà nước vẫn sẽ được bảo đảm. Do đó, việc áp dụng quy định hạn chế tỷ lệ vốn vay khi tính thu nhập chịu thuế một cách đại trà là chưa phù hợp.

Đối với mục tiêu thứ hai, VCCI cho rằng Nhà nước không cần thiết phải can thiệp bằng công cụ thuế. Công văn của VCCI đã chỉ ra, khi một doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng cho một doanh nghiệp khác vay, bên cho vay luôn phải cân nhắc đánh giá về năng lực trả nợ của bên đi vay. Thông thường, các bên cho vay luôn đòi hỏi bên vay nợ phải có vốn chủ sở hữu đối ứng với một tỷ lệ xác định, tuỳ thuộc vào đánh giá của bên cho vay. Hiện nay, các ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng, ví dụ như quy định về hạn mức tín dụng, tài sản bảo đảm…

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc giới hạn đối tượng áp dụng quy định hạn chế vốn mỏng chỉ đối với những giao dịch vay nợ giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Ngoài ra nếu áp dụng đề án cần có một lộ trình áp dụng phù hợp.

Quy định về vốn mỏng rất… khó áp dụng

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó TGĐ Deloitte Việt Nam cho biết, đây là điểm khó có thể áp dụng và có quy định chồng chéo, tác động đến doanh nghiệp.

Theo ông Tuấn, hiện tại có nhiều quy định về chi phí lãi vay không được trừ chồng chéo (cụ thể chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, chi phí lãi vay không được trừ do vượt quá 20%). Việc quy định thêm chi phí lãi vay không được trừ này sẽ dẫn tới trường hợp các doanh nghiệp vi phạm hai trong ba quy định sẽ gặp khó khăn khi xác định chi phí không được trừ. Từ góc độ kinh tế hình thức sử dụng vốn vay là một trong các phương pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất vốn kinh doanh, tăng tỷ suất lợi nhuận cho chủ đầu tư. Do đó, việc khống chế tỷ lệ vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu sẽ có thể hạn chế sự phát triển của nền kinh tế, giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.

“Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN, doanh nghiệp khởi nghiệp, nhu cầu vốn vay bên ngoài bổ sung vào hoạt động rất quan trọng. Việc không chế tỷ lệ này sẽ tác động đến chủ doanh nghiệp, ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch kinh doanh của họ”, ông Tuấn cho biết.

Đại diện Deloitte cũng cho biết cơ sở để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay để khống chế chi phí lãi vay chưa phân tích dựa trên đặc thù kinh doanh từng lĩnh vực.

Do đó, luật tạm thời chưa nên bổ sung quy định về vốn mỏng vào dự thảo Luật để tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.

Huyền Trang

[LIVE] ĐHĐCĐ DIG: Chủ tịch cho biết đang xin làm hai thành phố y tế, nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa
Tính đến 16h32p, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG có sự tham dự của 2.101 cổ đông (trực tiếp, trực tuyến và ủy quyền), đại diện hơn 306 triệu cổ phần, tương đương 50,24% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.