|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đề xuất đầu tư công 5.886 tỷ đồng xây cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

20:21 | 28/05/2022
Chia sẻ
Tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu dài hơn 27 km, khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến hành lang trục ngang chạy theo bờ Bắc sông Tiền.

Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bbo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1, thông tin từ Báo Đầu tư.

Theo đề xuất mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Tổng chiều dài tuyến là 27,43 km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Tháp là 18,2 km và tỉnh Tiền Giang là 9,23 km.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị đầu tư phân kỳ mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền 17 m, bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục, bảo đảm tốc độ khai thác 80 km/h, toàn bộ các yếu tố hình học, kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc với tốc độ thiết kế 100 km/h.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 khoảng 5.886 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và thiết bị là 4.016 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 856 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 321 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 693 tỷ đồng.

Bộ cho biết suất vốn đầu tư của dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khoảng 158 tỷ đồng/km, so sánh với các dự án lân cận thì suất vốn đầu tư của tuyến này thấp hơn suất đầu tư của dự án Trung Lương - Mỹ Thuận (khoảng 172,8 tỷ đồng/km); cao hơn dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (khoảng 138,5 tỷ đồng/km) do tỷ lệ chiều dài cầu/km lớn hơn.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ triển khai đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành xây dựng phương án để thu hồi vốn nhà nước.

Dự kiến nhu cầu bố trí vốn trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 khoảng 3.486,8 tỷ đồng (khoảng 59,2% sơ bộ tổng mức đầu tư), chuyển tiếp, hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 2.399,2 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải dự kiến bố trí vốn thực hiện từ nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã bổ cho Dự án và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ đã chỉ đạo Tư vấn xây dựng, dự kiến tiến độ chuẩn bị dự án năm 2022; khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2026.

Hồng Quân

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.