|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đầu tư hơn 19.700 tỷ đồng xây cao tốc qua Nam Định, Thái Bình

10:19 | 26/12/2023
Chia sẻ
Tổng chiều dài tuyến đường thuộc dự án khoảng 60,9 km, trong đó, đoạn trên địa bàn Nam Định dài 27,6 km, đoạn trên địa bàn Thái Bình dài 33,3 km.

Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tưdự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP.  

Dự án có điểm đầu tại Km19+300 tại đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng; điểm cuối ở khoảng Km80+200 tại nút giao giữa Quốc lộ 37 mới và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tổng chiều dài tuyến đường thuộc dự án khoảng 60,9 km, trong đó, đoạn trên địa bàn Nam Định dài 27,6 km, đoạn trên địa bàn Thái Bình dài 33,3 km.

Dự án được đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 120km/h; thời gian thực hiện từ năm 2023 - 2027.

Tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay là hơn 18.927 tỷ đồng; tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay là hơn 19.784 tỷ đồng.

Về phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm hơn 10.000 tỷ đồng (52,8%); vốn Nhà nước tham gia dự án là hơn 9.000 tỷ đồng (47,2%), trong đó vốn ngân sách trung ương là 6.200 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh Thái Bình là 1.462 tỷ đồng (tương ứng với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Thái Bình), vốn ngân sách tỉnh Nam Định là 1.675 tỷ đồng (tương ứng với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Nam Định).

Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nam Định và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt đầu tư Dự án, tổ thức triển khai thực hiện dự án theo đúng quy hoạch được duyệt và quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước.     

Anh Đào

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.