|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên lạm dụng khai khoáng để tăng trưởng kinh tế

17:40 | 11/01/2018
Chia sẻ
Tại Hội thảo về đối thoại chính sách, Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn cho biết Việt Nam hiện đang gặp thách thức lớn về vấn đề năng lượng, môi trường.
cuu ngoai truong my john kerry viet nam khong nen lam dung khai khoang de tang truong kinh te 'Tăng trưởng trong quá khứ của Việt Nam là tăng lượng chứ không tăng chất'
cuu ngoai truong my john kerry viet nam khong nen lam dung khai khoang de tang truong kinh te Truyền thông quốc tế đánh giá cao thành tựu kinh tế Việt Nam năm 2017
cuu ngoai truong my john kerry viet nam khong nen lam dung khai khoang de tang truong kinh te Forbes: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2018 nhờ các nhà đầu tư nước ngoài

Chiều nay (11/1) đã diễn ra Hội thảo Kinh tế vĩ mô - Đối thoại chính sách về "Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho Việt Nam: Những thách thức và động lực mới" nằm trong chuỗi sự kiện "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2018" do Ban Kinh tế Trung Ương tổ chức.

cuu ngoai truong my john kerry viet nam khong nen lam dung khai khoang de tang truong kinh te
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Hoàng Kiều)

Chia sẻ tại Hội thảo, Cựu ngoại trưởng Mỹ nhận định Việt Nam không nên tăng trưởng kinh tế dựa trên lạm dụng khai thác khoáng sản. Ông cho biết Việt Nam cần trở thành một đối tác cạnh tranh công bằng, dịch chuyển nhanh hơn so với đối thủ, cần chấp nhận rủi ro nhưng cần tính toán, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang gặp thách thức lớn về vấn đề năng lượng, môi trường.

Cũng liên quan đến vấn đề tài nguyên, ông Phùng Quốc Hiển – Uỷ viên Trung Ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng phát biểu tại Hội thảo rằng Chính phủ nên điều chỉnh thuế tài nguyên, đánh thuế cao vào tài nguyên không tái tạo được đặc biệt đánh cao hơn ở thuế môi trường.

cuu ngoai truong my john kerry viet nam khong nen lam dung khai khoang de tang truong kinh te
Phiên thảo luận của các chuyên gia tại Hội thảo (Ảnh: Hoàng Kiều)

Tại phiên thảo luận, ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới Việt Nam đưa ra 4 điểm Chính phủ cần ưu tiên để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thứ nhất, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Cải cách thể chế là yếu tố nền tảng thành công bên cạnh cải thiện khuôn khổ pháp lý. Vấn đề tiếp theo là cơ sở hạ tầng và cuối cùng là cần tập trung phát triển nguồn nhân lực đặc biệt trong cuộc Cách mạng 4.0.

Nói về cách thức để một quốc gia mở như Việt Nam có thể chống chịu được với cú sốc từ bên ngoài, ông Jonathan Dunn - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tại Việt Nam cho biết nhiều nước như Thái Lan, Nhật bản từng coi cú sốc là vùng đệm để tạo ra bước phát triển mới.

Ông nhận định để tăng thu cho Chính phủ thì Việt Nam cần tạo ra một chính sách tài khoá tốt hơn. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ ngoại hối kỷ lục, kinh tế phát triển nhanh nên hiện tại không cần các chính sách kích thích kinh tế quá mạnh. Chính phủ cần lưu ý chuyển sang chính sách ít cực đoan hơn, ổn định lại khu vực ngân hàng như tăng vốn cho ngân hàng thuộc nhà nước.

Bổ sung thêm ý kiến của Trưởng đại diện IMF, ông Phùng Quốc Hiển – Uỷ viên Trung Ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh bên cạnh việc nâng cao hiệu quả đầu tư công, còn phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, xây dựng chính sách tài khoá. Việt Nam cần vận hành chính sách tài khoá làm sao tiến tới cân đối thu chi ngân sách, giảm nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Nói về các quyết sách giúp tăng cường sức bền của kinh tế Việt Nam trước cú sốc bên ngoài. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra rằng trước hết cần nâng cao năng suất lao động đi liền áp dụng khoa học công nghệ đặc biệt trong nền Cách mạng 4.0 làm sao để phát triển thành nền kinh tế số.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tái cơ cấu kinh tế trong từng ngành, doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh đi liền với nó là tiết giảm chi phí (đầu tư công, chi phí ở doanh nghiệp). Điều đáng quan tâm nữa được Thủ tướng đưa ra là công cuộc chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế.

Hoàng Kiều

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.