|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cuộc chiến giữa USD và nhân dân tệ: Then chốt là tiền điện tử?

10:02 | 02/08/2020
Chia sẻ
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang kéo theo chiến tranh tiền tệ giữa hai đồng tiền lớn nhất thế giới, tiền điện tử trở thành vũ khí quan trọng của mỗi quốc gia.

Theo Forbes, vào thời điểm căng thẳng Mỹ - Trung leo thang nhanh chóng, nhu cầu đối với một loại tiền điện tử mới, chính thống và ổn định ngày càng gia tăng, đặc biệt khi đại dịch COVID-19 đặt nhiều quốc gia vào tình trạng phong tỏa hoặc giãn cách xã hội.

Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể sẽ cùng đi đến quyết định cuối cùng về việc phát hành các phiên bản tiền ảo nội địa song song với tiền giấy truyền thống.

Theo HBR, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới từ châu Âu đến Trung Quốc đang gấp rút thử nghiệm và tìm hiểu các biến thể tiền tệ điện tử. Trong số đó, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia đáng chú ý nhất.

Dự án đồng nhân dân tệ điện tử (DCEP) của Trung Quốc đã hoạt động khá lâu trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phủ nhận việc đang nghiên cứu và xây dựng phiên bản tương tự cho đồng USD.

Nếu hai đồng tiền điện tử này xuất hiện, khả năng cao là sẽ xảy ra cạnh tranh trên nhiều phương diện khác nhau. Trước hết, số hóa các loại tiền tệ thông thường chắc chắn đã dẫn đến cú va chạm đầu tiên với các loại tiền điện tử phổ biến hiện nay. Vậy vai trò của tiền điện tử là gì và tại sao lại quan trọng đến vậy?

Xu hướng tất yếu

Về cơ bản, dự án phát hành phiên bản tiền điện tử của đồng tệ hay USD chỉ là một phần mở rộng của các cơ quan tài chính truyền thống, cung cấp thêm phương tiện giao dịch qua lại giữa các ngân hàng bán lẻ và hệ thống ngân hàng trung ương, thay thế tiền mặt bằng các tiền điện tử

Hiện nay, phần lớn cung tiền trên thế giới đã là điện tử (90% trở lên) và đây là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này tiềm ẩn rất nhiều thực tế phức tạp. Những giao dịch giá trị nhỏ rất khó xử lí và vẫn cần đến tiền mặt, thanh toán giữa chính phủ và cá nhân sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn, đem lại nguồn dữ liệu về công dân của một đất nước... Đây đều là các vấn đề nhạy cảm và cần được xử lí tốt để tránh hậu quả khôn lường.

Cuộc chiến giữa USD và Nhân dân Tệ: then chốt là tiền điện tử? - Ảnh 1.

Tiền điện tử có thể ảnh hưởng lớn tới thể chế của nhiều cường quốc lớn. Ảnh: Getty

Ví dụ, giá cổ phiếu Amazon tăng 0,7% cho thấy thói quen mua sắm của mọi người đang thay đổi như thế nào. Chi tiêu cho sức khỏe và một số sản phẩm nhất định hầu như tiết lộ toàn bộ thông tin về lối sống và nhân khẩu học của ai đó. 

Mặt khác, qui mô chi tiêu hay cách thanh toán có thể tiết lộ mối quan hệ giữa những người khác nhau. Các khoản đóng góp hay chi tiêu cho giáo dục có thể tiết lộ trình độ và ý thức hệ của một người. Đây cũng là những thông tin cá nhân hết sức nhạy cảm.

Đó là do tại sao tiền điện tử quan trọng đến vậy. Các loại tiền điện tử do các chính phủ phát hành sẽ đem lại quyền kiểm soát tuyệt đối với người dân và giám sát toàn diện. Tại châu Âu và Mỹ, đây là vấn đề rất có thể gây tranh cãi trên phương diện luật pháp.

Ảnh hưởng vô hình tới thể chế

Khi số hóa tiền tệ đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới, vấn đề tiền tệ nội địa cũng nóng hơn bao giờ hết và tiền điện tử trở thành một trong những giải pháp tin tưởng để giải quyết tình huống này. Vậy các hệ thống pháp hiện tại ở các cường quốc trên thế giới đang đóng vai trò gì và sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào từ một loại tiền tệ hoàn toàn mới?

Ngay cả ở những quốc gia tự do nhất, các tiêu chuẩn pháp về quyền riêng tư vẫn còn nhiều lỗ hổng. Và các nền dân chủ tự do cũng không tồn tại mãi mãi. Trong thời xung đột và căng thẳng, các nền dân chủ đa nguyên đã rơi vào chế độ chuyên chế thông qua nội chiến, đảo chính hay bầu cử. Kho dữ liệu tích lũy từ công nghệ tiền điện tử hoàn toàn có thể biến thành một thứ vũ khí nguy hiểm, đe dọa an ninh một quốc gia.

Một ưu điểm khác của tiền điện tử hiện nay là giá trị giao dịch không bị ràng buộc với quyền tài phán hay luật tài chính, địa điểm hoàn toàn không bị giới hạn. Điều này gây ra khó khăn cho các chính phủ trước nhiều luồng quan điểm đa chiều và khó khăn hơn nếu không thể kiểm duyệt hoàn toàn mạng lưới giao dịch.

Nếu bitcoin hay ethereum không yêu cầu bạn phải cung cấp danh tính thực để giao dịch thì một đồng nhân dân tệ chính phủ sẽ buộc bạn phải đăng nhận dạng thông qua số điện thoại hoặc chứng minh nhân dân để nhận hoặc tiêu. Họ không có nhiều lựa chọn.

Chính phủ cũng có thể tìm cách kiểm duyệt các loại tiền điện tử như PayPal và các nhà cung cấp khác buộc phải thực hiện để phòng tránh một cuộc khủng hoảng như trường hợp của WikiLeaks. Điều này đặc biệt đúng với các chính phủ có hệ thống kiểm duyệt Internet gắt gao như Trung Quốc.

Trong khi các công ty phân tích và cung cấp blockchain có thể hợp tác với chính phủ hoặc buộc phải bàn giao dữ liệu người dùng để tích hợp hoàn toàn tiền fiat với tiền điện tử ở một số quốc gia, thực tế là tiền điện tử vẫn đang sở hữu cộng đồng người dùng chủ động chứ không phải mạng lưới kiểm soát do nhà nước và các tập đoàn liên doanh kiểm soát.

Tiền điện tử quan trọng trong cuộc xung đột sắp tới giữa các đồng tiền điện tử chính thống bởi đó chính là lựa chọn thứ ba phòng ngừa rủi ro trong nhiều tình huống. Loại tiền này trao quyền cho các cá nhân duy trì lịch sử tài chính cá nhân và thể hiện dòng tài chính theo cách riêng tư mà họ thấy phù hợp. Thật khó để tin rằng đồng tiền điện tử do các ngân hàng trung ương phân phối có thể làm điều tương tự.

Thu Phương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.