Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: ‘Chúng ta chưa thực sự hành động vì doanh nghiệp'
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc. Ảnh: Wikipedia |
Thưa ông, vì đâu mà việc liên kết giữa các doanh nghiệp (DN) trong nước và DN nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế?
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Việc liên kết giữa 2 khu vực DN trong nước và đầu tư nước ngoài tương đối lỏng là có lý do. Trình độ về quản trị, công nghệ... của nhiều DN trong nước còn thấp so với nhu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, lỗi cũng một phần là do chính sách của chúng ta. Nếu chúng ta có thể tạo ra một hệ sinh thái thúc đẩy doanh nghiệp thì đó là hướng đi quan trọng.
Mặc dù vậy, luật hỗ trợ DNNVV vừa qua mới chỉ đề ra những khung về chính sách, mà sự thành bại của luật này lại phụ thuộc vào việc sửa đổi các luật pháp chuyên ngành, cũng như việc tổ chức thực thi ở cấp địa phương. Tôi khẳng định rằng, trong điều kiện hiện nay, tôi không kỳ vọng các biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính.
Năm nào chúng ta cũng tổ chức kiến nghị, đối thoại vài lần nhưng kết quả vẫn còn chưa tốt. Nhiều kiến nghị của năm trước vẫn còn tồn tại đến năm sau. Vậy, hiệu quả thực sự của những cuộc đối thoại này?
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Theo tổng kết của chúng tôi, năm ngoái chúng ta đưa ra khoảng 125 kiến nghị, với 88/125 đã được các cơ quan giải quyết. Trong đó, 50% các kiến nghị được giải quyết làm các doanh nghiệp hài lòng, 50% bị đánh giá là còn chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tôi hiểu rằng việc giải quyết các kiến nghị của DN là 1 quá trình đòi hỏi nghiên cứu và đưa ra các phương án cụ thể. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đề nghị các bộ ngành tăng tốc trong việc giải quyết các kiến nghị này. Rất nhiều kiến nghị cần được giải quyết theo hướng đột phá, quyết liệt. Nhiều kiến nghị sẽ liên quan tới các bộ luật do Quốc hội ban hành.
Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào những sửa đổi do Quốc hội ban hành thì chúng ta sẽ chậm trễ. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, sự thay đổi về mặt pháp luật cần phải được gia tốc. Sắp tới VCCI sẽ phối hợp cùng nhiều đơn vị làm việc với các bộ ngành để thúc đẩy việc này. Tôi mong Quốc hội sẽ đồng hành với Chính phủ để giải quyết nhanh những vấn đề còn tồn đọng.
Tác động của việc ra đời luật DNNVV là gì thưa ông?
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Luật DNNVV giúp ta hệ thống khung chính sách hỗ trợ các DN. Việc thực hiện cần phải được thể hiện qua các luật chuyên ngành và kế hoạch cụ thể.
Điểm tích cực của luật là ta hệ thống hoá được các quan điểm, định hướng và khung chính sách để thúc đẩy hỗ trợ DN. Vì đây là luật khung nên các quy định chưa có tác động ngay, cần phải có thay đổi ở pháp luật chuyên ngành và hành động cụ thể của Chính phủ và chính quyền.
Muốn hỗ trợ các DN thì ta phải có nguồn lực, đặc biệt là về tài chính. Trong hoàn cảnh ngân sách khó khăn, chúng ta k thể trông chờ nhiều vào nguồn lực này.
Biện pháp tích cực nhất hỗ trợ DN chính là việc cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt đối với khu vực DN nhỏ và siêu nhỏ, đảm bảo các hộ gia đình chuyển đổi thành DN sẽ cảm thấy làm ăn dễ dàng hơn.
Sự thay đổi về thể chế theo hướng minh bạch, chi phí thấp vẫn là định hướng chủ yếu để hỗ trợ ngành. Việc hỗ trợ tài chính sẽ chỉ để nhằm vào các mục tiêu nhất định, hạn chế.
Hội thảo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017. Ảnh: Tô Đức. |
Các DN đánh giá việc thực thi chính sách hiện nay chưa tốt, VCCI có giải pháp nào cho vấn đề này thưa ông?
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Những biện pháp hỗ trợ DNNVV không cần nhiều chi phí mà vẫn có thể hiệu quả. Nếu chỉ trông chờ vào tài chính thì không thực tế đối với nền kinh tế hiện nay.
Các DNNVV yêu cầu một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch công khai chứ bản thân họ cũng k cần nhiều hỗ trợ tài chính. Đây mới là tư duy xuyên suốt để hỗ trợ DN.
Các DN vẫn băn khoăn về khoảng cách giữa ban hành và thực thi chính sách, ý kiến của ông về việc này?
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Ở một số cấp chính quyền trong nhiều lĩnh vực, chúng ta chưa đáp ứng được các nhu cầu của DN. Chúng ta chưa thực sự hành động vì DN!
Có nhiều hành vi ứng xử của các cấp chưa thực sự vì DN, theo kiểu “kéo cái thuận lợi về mình, đẩy khó khăn về cho người dân hay doanh nghiệp”. Những hành động này sẽ không thể thúc đẩy sự phát triển của DN.
Nhiều thủ tục hành chính vẫn còn rất phiền hà. Các DN đã nhiều lần kiến nghị nhưng việc giải quyết vẫn còn rất chậm.
Ví dụ như việc thanh tra kiểm tra vốn được nói rất nhiều trong thời gian vừa qua. Khi mà DN càng lớn thì việc thanh tra, kiểm tra càng nhiều, gánh nặng thủ tục hành chính càng lớn. Trong điều kiện như vậy thì các DNNVV không thể phát triển dc.
Cho nên, ở đây, chúng ta đang có 2 câu chuyện: 1 là nguồn lực, 2 là việc kỉ luật trong quá trình thực thi. Cả 2 điều này đều đang gặp phải nhiều hạn chế.
Tôi nghĩ việc kỉ luật trong quá trình thực thi là yếu tố cần được cải thiện nhất. Việc này không cần mất nhiều chi phí mà vẫn sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong việc phát triển DN.
Xin cảm ơn ông!
Hậu TPP: Việt Nam đã có kế hoạch B, C, D, E, F và G
Theo các nhà quan sát nước ngoài, “Việt Nam đã khôn khoan không bỏ hết trứng vào giỏ TPP” và Việt Nam không chỉ có ... |
Hôm nay khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn trong hợp tác giữa doanh nghiệp nội và khối FDI sẽ trở thành tâm điểm của diễn đàn năm nay. |