Cái chết của SODA: 11 hình ảnh tại sao ngành này tan biến
Cái chết của Soda
Khi bạn nghĩa đến những thương hiệu biểu tượng của thế kỷ 20, những cái tên như Coca-Cola và Pepsi phải xếp khá cao trên bất cứ danh sách nào.
Cái chết của Soda |
Cả hai thức uống có ga này trở thành những cái tên gia đình trong gần 100 năm qua và thậm chí còn đâm đầu vào nhau ở một trong những cuộc chiến marketing khét tiếng nhất và kéo dài nhất mọi thời đại. Trong quá trình này, cả 2 thương hiệu đã bán ra hàng tỷ chai sản phẩm, tạo ra nền tảng mạnh cho đế chế thức uống rộng lớn ngày nay.
Trong khi ngành soda tăng trưởng toàn cầu một cách khó tin trong nhiều năm, có vẻ như mọi thứ tốt đẹp đều phải đi đến kết thúc.
Những trang trình bày sau về Cái chết của Soda từ Dynamic Wealth Research cho thấy cách mà những sở thích mới của người tiêu dùng khiến cho ngành soda xẹp lại, khiến cho những gã khổng lồ của chúng xáo trộn để tranh giành thị phần lại. Chúng ta cũng thấy cái gì đang thay thế thức uống có đường, và thị trường tiềm năng đằng sau những phân khúc mới này.
1. Tiêu thụ ở Mỹ chạm đáy thấp nhất trong 30 năm nay
Tiêu thụ soda ở Mỹ chạm đỉnh của nó |
Tiêu thụ soda ở Mỹ giảm từ 50 gallons xuống 37,5 gallons trên một người trong giai đoạn 2000 đến 2017. Giờ thì nó ở mức thấp của 30 năm qua.
2. Nước uống đóng chai đang chiếm thị trường
Sự thay đổi căn bản trong thói quen tiêu dùng |
Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, nhiều nước uống đóng chai được bán hơn so với soda trên 1 người. Đó là sự thay đổi cơ bản trong thói quen người tiêu dùng – nếu bạn nhìn vào biểu đồ, bạn có thể thấy rằng khoảng giữa những năm 2000, người ta uống soda nhiều gấp đôi so với nước uống thông thường.
3. Tiêu thụ calorie đang thay đổi
Con nít đang uống ít soda hơn |
Phần lớn chúng ta đang ăn uống khác đi trong những ngày hiện nay, nhưng những sự thay đổi này nhưng sự tiêu thụ này cực kỳ rõ rệt khi nhìn vào tiêu thụ của những đứa trẻ. Như bạn thấy, những thức uống có đường đang tụt khỏi bản đồ rất mạnh.
4. Thay vào đó, mọi người đang uống nước
Một thức uống lên ngôi: Nước |
Cái gì đang thay thế thức uống có đường?
Nước là một thế lực: nó tốt cho sức khỏe, tiện lợi, và tự nhiên – tất cả những thứ đập vào mắt những người tiêu dùng quant âm đến sức khỏe.
5. Thị trường nước uống đang trưởng thành
Ngày càng có nhiều loại nước đóng chai |
Khi thị trường trưởng thành, những phân khúc thị trường ngách khác nhau bị vét sạch. Ví dụ, nước có thể tinh khiết, có ga, tăng cường, hoặc cao cấp.
6. Người tiêu dùng muốn có nhiều nước tinh khiết hơn
Nghiên cứu về nhu cầu nước uống đóng chai |
Nước tinh khiết cũng có thể được lấy từ vòi, do đó không ngạc nhiên khi người tiêu dùng muốn nước uống của họ được tăng cường theo cách nào đó. Nhiều người cũng rất nhạy cảm với giá.
7. Thị trường nước uống đóng chai trị giá hàng tỷ USD
Quy mô thị trường nước đóng chai và dự báo tăng trưởng |
Trong năm 2017, thị trường nước uống đóng chai đáng giá 199 tỷ USD.
8. Các thương hiệu soda đang tranh nhau
Các thương hiệu soda lớn đang thay đổi để giành lại thị phần |
Những thương hiệu soda đẩy những sản phẩm giảm cân, nhưng điều này phản tác dụng khi người tiêu dùng trở nên lo ngại về ảnh hưởng của đường hóa học trong thức uống giảm cân của họ.
9. Coca-cola đang đa dạng hóa kinh doanh của họ
Coca-Cola đang đầu tư vào những thương hiệu nhỏ |
Phản ứng với cái chết của soda, những công ty như Coca-Cola đang thêm vào những thương hiệu trong danh mục để cạnh tranh trong những phân khúc ít truyền thống hơn. Ví dụ của những thương hiệu này bao gồm mọi thứ từ thức uống năng lượng đến nước dừa.
10. Những thương hiệu lớn đang mua lại các công ty nhỏ
Thâu tóm những công ty nhỏ trong ngành để giữ vững doanh số |
Những "cá mập" như Coca-Cola và PepsiCo đang ngốn hết những startup thức uống mới nhằm cạnh tranh trong những phân khúc mới nổi này.
11. Xu hướng là bạn của bạn
Chúng ta có thể làm gì để tận dụng cơ hội này |
Khi ngành thức uống tiếp tục đảo chiều đi xuống theo cái chết của soda, nó tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thông minh. Thị trường nước uống đóng chai toàn cầu sẽ đạt đến con số ấn tượng 307 tỷ USD vào năm 2021, và các phân khúc mới sẽ tiếp tục mở rộng khi người tiêu dùng đang trở nên quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.