|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các ngân hàng phát triển đổ xô vào đầu tư tài chính số

11:09 | 04/07/2017
Chia sẻ
Ở thời đại công nghệ bùng nổ, thay vì cầu, đường, các ngân hàng phát triển đang dần chuyển sang sử dụng tài chính số để đầu tư tại các quốc gia đang phát triển.
cac ngan hang phat trien do xo vao dau tu tai chinh so
Các ngân hàng phát triển đổ xô vào đầu tư tài chính số ở nền kinh tế đang phát triển trên thế giới. Nguồn: CNBC.

Hàng loạt các ngân hàng được biết đến là nhà tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng siêu lớn như cầu, đường và nhà máy năng lượng mới tại nhiều quốc gia đang phát triển. Nhưng từ ngày hôm nay trở đi, mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi.

Mặc dù việc kết nối trực tiếp giữa con người và các thành phố giống như đường và bơ vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức của họ, không gian số đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Theo CNBC, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), một tổ chức chuyên về khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển của WB, đã đưa ra một quyết định từ 5 -7 năm trước nhằm tìm hiểu rõ hơn về không gian số, như một phần của chương trình tại trợ toàn diện đối với những quốc gia đang phát triển.

Ông Vivek Pathak, giám đốc IFC ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giải thích cho quyết định này là vì Internet đã cách mạng hóa cách con người kết nối và tìm kiếm việc làm, biến những dịch vụ số trở thành một phương pháp kết nối quan trọng như đường và cầu.

“Chúng tôi vẫn sẽ cần nhiều công trình cơ sở hạ tầng truyền thống, nhưng việc kết nối thông qua đường, hàng không, cảng biển chỉ đủ tốt đối với 20 năm trước, không phải thời điểm hiện tại”, ông Pathak nói.

Hiện tại, người dân ở các nước đang phát triển có thể sử dụng công nghệ để kết nối cộng đồng nông thôn và thành thị, và đạt được tài chính toàn diện.

“Trước đây, tất cả những điều này đã xảy ra ở thung lũng Silicon của California, và giờ những biến đổi này cũng đã xảy ra ở Hàng Châu, Thâm Quyến (Trung Quốc), Bangalore (Ấn Độ) hay Myanmar, chỉ cần nơi đó có Internet”, ông nói.

CNBC cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, IFC đã tài trợ tổng cộng 205 triệu USD cho 29 khoản đầu tư vào thiết bị cộng nghệ, với 16% các danh mục đầu tư công nghệ tài chính ở khu vực Đông và Nam Á. Những khoản đầu tư này đã tạo ra 4.876 việc làm ở 15 doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2016.

Các khoản đầu tư công nghệ tài chính đã đến được với 59 triệu tài khoản người tiêu dùng trong năm 2016, gần gấp đôi so với năm trước đó.

Một trong những khoản đầu tư của IFC với trị giá 31 triệu USD được rót vào công ty Truck Alliance, một dịch vụ giống Uber nhưng giành cho xe tải ở Trung Quốc. Dịch vụ này kết nối những người lái xe đường dài với khách hàng, đảo ngược truyền thống mất cả ngày trời để tìm việc làm trong khi không có nhiều điểm đến để được lựa chọn.

Hiện tại, người lái xe và chủ hàng có thể làm việc một cách hòa hợp với nhau thông qua chương trình này. Đây là một dự án mới được đầu tư của IFC hồi tháng 12/2016.

Ngoài WB, nhiều ngân hàng phát triển khác cũng khai thác sâu vào lĩnh vực số như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Một trong những sáng kiến đầu tiên của họ liên quan tới việc hợp tác với chính phủ Australia để thúc đẩy đổi mới và tiếp cận tài trợ ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam thông qua các khoản công nghệ tài chính.

Lyly Cao

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.