|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các Bộ, cơ quan 'mổ xẻ' đề xuất dự án điện khí hơn 1,5 tỉ USD của PVN

08:54 | 21/03/2019
Chia sẻ
Bộ Công thương mới đây đã có báo cáo trình Thủ tướng sau khi lấy ý kiến các Bộ, cơ quan và tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) Dự án Nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp (TBKHH) Miền Trung I và II theo đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Dự án tỉ đô

Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án, bao gồm một số nội dung chính gồm:

Tên dự án: Dự án nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp Chu Lai, tỉnh Quảng Nam (thay cho tên gọi Miền Trung I và Miền Trung II trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia).

Qui mô công suất: 2x750 MW +/- 10%. Chủ đầu tư là PVN, mục tiêu đầu tư là nhằm đáp ứng cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, đồng bộ với chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư là khu vực phái Đông Nam Khu kinh tế Chu Lai, trên địa bàn xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Cơ cấu nguồn vốn là 30% vốn tự có và 70% vốn vay. 

Theo hồ sơ BCNCTKT được PVN trình vào tháng 1/2019, sơ bộ Tổng mức đầu tư của 3 phương án vay vốn cho Dự án, gồm: 1) vay tín dụng xuất khẩu (ECA) kết hợp với vay thương mại, 2) vay thương mại trong nước và 3) vay thương mại nước ngoài.

Với cơ cấu vốn 30-70 như trên, tổ máy có công suất khoảng 750 MW, hiệu suất trung bình 60,46%, vận hành 6.000 giờ /năm. Giá khí dự kiến tại nhà máy năm 2024 là 10,6 USD/triệu BTU, tỉ suất hoàn vốn nội bộ về tài chính (FIRR) là 10%, sơ bộ Tổng mức đầu tư, suất đầu tư và giá điện 3 phương án như sau:

STT

Nội dung

1. Vay ECA kết hợp vay thương mại

2. Vay thương mại trong nước

3. Vay thương mại nước ngoài

1

Sơ bộ Tổng mức đầu tư (tỉ đồng)

38.510

36.354

35.246

2

Qui đổi sơ bộ Tổng mức đầu tư theo triệu USD

1.641

1.549

1.502

3

Giá điện năm 2024 (đồng/kWh)

2.100

2.132

2.088

Phương án vay thương mại nước ngoài (Phương án 3) óc tổng mức đầu tư và giá điện thấp nhất. Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho rằng hiện tại Phương án 1 có tính khả thi cao nhất.

Về tiến độ thực hiện dự án đầu tư: PVN chịu trách nhiệm thực hiện, huy động các nguồn vốn khả thi, phù hợp với tiến độ dự án và đồng bộ với Chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. PVN dự kiến vận hành TBKHH Miền Trung I vào năm 2023 và TBKHH Miền Trung II vào năm 2024.

Về công nghệ, cấu hình: Dự án dự kiến sử dụng tuabin khí chu trình hỗn hợp có khả năng đốt khí của mỏ Cá Voi Xanh đã được xử lí tại Nhà máy xử lí khí, cấu hình được lựa chọn trong giai đoạn sau.

Theo PVN, dự án sẽ xử dụng nhiên liệu chính là khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh, nhu cầu khí khoảng 2,73 tỉ m3/năm với số giờ vận hành là 6.000 giờ/năm. Nhiên liệu dự phòng là dầu DO.

Giá bán điện và việc tham gia thị trường điện của Dự án được thực hiện theo qui định hiện hành.

Các bộ, cơ quan "mổ xẻ" đề xuất của PVN

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho rằng "Dự án hoàn toàn phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, không ảnh hưởng đến môi trường dân sinh xã hội, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dựng nhà máy điện. Dự án có một số tác động tích cực về kinh tế xã hội".

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đề nghị Bộ Công thương xem xét cụ thể việc tăng nhu cầu sử dụng khí của 2 nhà máy trong BCNCTKT, tránh ảnh hưởng đến cân đối chung về cung - cầu khí Cá Voi Xanh.

Đề nghị PVN báo cáo việc cân đối nguồn vốn chủ sở hữu cho Dự án (tỉ lệ 30% tổng mức đầu tư); tiếp tục làm rõ nguồn vốn vay ở giai đoạn nghiên cứu khả thi.

Bộ KH & ĐT cũng cho rằng giá bán điện vào năm 2023 là 2.186 đồng/kWh (với giá khí 10,39 USD/triệu BTU) là khá cao so với giá bán điện bình quân hiện nay. Vì vậy, bộ KH & ĐT đề nghị Bộ Công thương xem xét hiệu quả chung của chuỗi dự án khí – điện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện của Dự án.

Bộ Tài chính đề nghị chủ đầu tư (PVN) làm rõ về sự phù hợp của việc sử dụng đất cho Dự án miền Trung I và II với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đảm bảo không chồng lấn với các quy hoạch khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra Bộ cũng đề nghị bổ sung đánh giá cụ thể về tiến độ thực hiện của dự án trên cơ sở gắn liền với tiến độ phát triển thực tế của dự án mỏ khí Cá Voi Xanh và dự án nhà máy xử lí khí Chu Lai để đảm bảo tính phù hợp, đồng bộ và vận hành hiệu quả giữa các dự án này.

Về tổng mức đầu tư sơ bộ của Dự án, Bộ tài chính cho rằng việc tính toán hiện nay mới chỉ mang tính khái toán sơ bộ, chưa xác định cụ thể. Vì vậy, trong quá trình thành lập báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án, đề nghị PVN tính toán, chuẩn xác lại tổng mức đầu tư theo đúng qui định hiện hành, làm cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế - tài chính.

Về năng lực tài chính, Bộ Tài chính dẫn số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2017 của Công ty mẹ - PVN cho thấy hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,25 lần, thể hiện khả năng tự chủ tài chính. Hệ số nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu là 0,17 lần, ở mức độ đảm bảo an toàn cho bên cho vay. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty mẹ là 4,91 lần, tiền và tương đương tiền thời điểm cuối năm 2017 là 15.920 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ - PVN là 30.356 tỉ đồng.

Về phần mình, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc sử dụng đất của Dự án cần phải xem xét, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đề nghị bổ sung làm rõ nội dung đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản của vùng biển tiếp nhận nước thải của Nhà máy để làm cơ sở đánh giá tác động đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, hệ sinh thái thủy sinh trong khu vực, các giải pháp xử lý, kiểm soát nước thải, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố bảo đảm đám ứng yêu cầu cao nhất theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.

Bộ Quốc phòng cơ bản thống nhất với BCNCTKT, sử dụng đất khoảng 117,7 ha. Đồng thời Bộ đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cơ quan chức năng và chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và các đơn vị đóng quân trên địa bàn để không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; thực hiện đúng qui định về quản lí hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển Việt Nam; qui định về quản lí độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lí, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.

Bộ Xây dựng thì đánh giá hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) đã cơ bản đáp ứng yêu cầu. Cần được rà soát, bổ sung để đảm bảo đầy đủ các bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ các hạng mục công trình chính của dự án theo qui định của pháp luật về xây dựng. BCNCTKT cần được thuyết minh bổ sung về phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án theo các qui định về đảm bảo cơ sở pháp lí trong công tác chuẩn bị thu xếp nguồn vốn, lập kế hoạch vốn đầu tư dự án.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì đề nghị bổ sung các báo cáo chuyên đề phù hợp với giai đoạn BCNCTKT và Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.

Làm rõ phạm vi đầu tư, phương án đầu tư các Nhà máy điện TBKHH Miền Trung I và II trên cơ sở qui hoạch được duyệt.

EVN đề nghị cần luận chứng, tính toán lại khi chọn cao độ san nền là 7,0 m, đề nghị bổ sung tính toán mô hình phát tán khí thải, khuếch tán nhiệt nước biển làm mát và các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành, đưa ra sơ bộ chiều cao ống khói để thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền.

Đề nghị tính toán lại sơ bộ tổng mức đầu tư sau khi tính toán mô hình phát tán khí thảo và khuếch tán nhiệt nước biển làm mát kèm theo các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành cũng như cập nhật số liệu thực tế các chi phí tư vấn đã có.

EVN cũng đề nghị tính toán ại giá mua khí Cá Voi Xanh cho năm 2023 với độ trượt giá khí có xem xét đến CPI thực tế của USA các năm 2016, 2017, 2018. Phân tích và xem xét lại phương án tài chính được kiến nghị vì phương án này sẽ có nguy cơ gặp nhiều khó khăn, kéo dài các quá trình thương thảo, gây ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án và Chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh.


Song Ngọc