Bỏ loại hình hộ kinh doanh cá thể, số lượng doanh nghiệp dễ dàng vượt 2 triệu
Tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp tổ chức sáng nay 20/2, Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico nhận định: Hộ kinh doanh có đăng kí kinh doanh là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, thường xuyên, có bản chất chính là doanh nghiệp tư nhân và phải là doanh nghiệp tư nhân – tức là có trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.
Nói về yếu tố lịch sử, ông Đức cho biết hộ kinh doanh phải đăng kí kinh doanh được sinh ra để lấp chỗ trống thời kì bao cấp khi việc thành lập doanh nghiệp tư nhân bị cấm. Đến nay, loại hình doanh nghiệp này đã hết vai trò của mình. Việc duy trì hộ kinh doanh bên cạnh các loại hình doanh nghiệp là một sự bất bình đẳng, một sự mập mờ pháp lí.
“Trước đây chỉ có doanh nghiệp nhà nước, hoặc cùng lắm là công tư hợp danh. Đến năm 1989, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội phải được Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt. Hiện nay, người không có chuyên môn trình độ gì cũng có thể thành lập doanh nghiệp. Cơ chế đã thoáng đến thế thì đâu cần giữ lại loại hình hộ kinh doanh?” ông Đức lập luận.
Trên cơ sở đó, ông Đức kiến nghị dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư mà Bộ Kế hoạch Đầu tư đang soạn thảo nên bỏ loại hình hộ kinh doanh để chuyển thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty.
Đồng thời, cần qui định một giai đoạn chuyển tiếp và chế độ quản lí, tài chính, kế toán hết sức đơn giản, phù hợp với thực tế.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Lê Xuân Hiền - Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Hải Dương cho biết ông từng tiếp xúc với hộ kinh doanh có qui mô hoạt động hàng trăm tỉ đồng, sử dụng rất nhiều lao động nhưng vẫn “lách luật” và đăng kí là hộ kinh doanh với 9 lao động.
Vì vậy, ông Hiền đề nghị xóa bỏ loại hình hộ kinh doanh, chuyển hết những hộ kinh doanh có đăng kí thành doanh nghiệp và “chúng ta có thể công bố với thế giới rằng Việt Nam có 2,5 triệu doanh nghiệp”.
Luật sư Trương Thanh Đức (đang đứng) phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Xuân Hiền ngồi ngoài cùng bên phải. |
Tính đến ngày 26/12/2018, Việt Nam có khoảng 702.000 doanh nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020, nước ta có 1 triệu doanh nghiệp. Việc tạo ra thêm 300.000 doanh nghiệp trong thời gian hai năm tới được nhiều chuyên gia đánh giá là không khả thi. Tuy nhiên, nếu xóa bỏ loại hình hộ kinh doanh và coi tất cả là doanh nghiệp thì mục tiêu trên lại có thể dễ dàng đạt được. |
Theo ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cho biết khu vực hộ kinh doanh chiếm đến hơn 30% GDP nhưng khuôn khổ chính sách áp dụng đối với chủ thể kinh doanh này hiện còn rất thiếu, chưa có sự bình đẳng so với các doanh nghiệp hoạt động chính thức.
Vì vậy, ông Lộc đề nghị ban soạn thảo dự thảo Luật lần này cố gắng gỡ điểm nghẽn về chính sách cho hàng triệu hộ kinh doanh, vì khu vực này là một trong những động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế giai đoạn tới.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phát biểu tại sự kiện. |
Ông Lộc nói: “Các hộ kinh doanh này cần phải được gọi là doanh nghiệp và phải chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Một loạt các qui định pháp lí của chúng ta phải theo đó để cụ thể hóa, hỗ trợ cho đối tượng hộ kinh doanh này.
Hiện nay có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh (bao gồm cả những hộ có đăng kí và không đăng kí kinh doanh) đóng góp khoảng 30% GDP, trong khi số lượng doanh nghiệp chỉ khoảng 700.000, đóng góp 8% GDP.
Vì vậy khu vực hộ kinh doanh cần được đối xử bình đẳng, thậm chí cần ưu ái hơn doanh nghiệp lớn. Các nước trên thế giới đều hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Đây là khu vực kinh tế của nhân dân, đây là nền tảng khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế chúng ta”.
Xóa bỏ ranh giới công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch công ty luật Basico cho rằng phiệu phân chia hai loại hình công ty cổ phần và ... |
Sửa Luật Doanh nghiệp: Đề xuất sở hữu cổ phần chưa đủ 6 tháng có thể đề cử người vào HĐQT
Góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức ... |