|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố

07:26 | 02/05/2019
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định số 474/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 - 2020.
Ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nội dung Kế hoạch hành động gồm: 1. Nhóm các biện pháp liên quan đến khuôn khổ pháp luật; 2. Nhóm các biện pháp liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền; 3. Hợp tác trong nước; 4. Các sản phẩm tài chính toàn diện; 5. Hợp tác quốc tế.Mục tiêu của Kế hoạch là hoàn thiện cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ở Việt Nam; kiểm soát, giảm thiểu rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố được xác định từ kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012 - 2017; đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; đồng thời phục vụ đánh giá đa phương của nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) về cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với Việt Nam trong năm 2019.

Quyết định nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ rà soát, nghiên cứu việc chỉnh sửa Luật phòng chống rửa tiền đối với các quy định về nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng, phân loại rủi ro khách hàng; nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến cấp phép hoạt động, mở chi nhánh, thu hồi giấy phép hoạt động nhằm giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương trước hoạt động rửa tiền đối với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính...

Bộ Công an có nhiệm vụ tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng điều tra tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố cho các lực lượng chuyên trách chống khủng bố.

Các Bộ Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Tư pháp thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực mình quản lý nhằm xác định rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của các tổ chức chịu sự quản lý, từ đó sớm nghiên cứu thực hiện thanh tra tại các ngành, lĩnh vực này.

Các bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền về các hành động được giao tại Kế hoạch này; định kỳ trước ngày 10 tháng 3, tháng 9 và tháng 11 hàng năm tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các hành động được giao tại Kế hoạch này.

KL

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.