|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ba tháng đầu năm: Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Mỹ

13:36 | 27/03/2024
Chia sẻ
Trong 13 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, Mỹ đứng ở vị trí thứ nhất - chiếm 23% tổng vốn đầu tư trong ba tháng đầu năm.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong ba tháng đầu năm, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án đầu tư mới và hai lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 28,94 triệu USD (bằng 24,2% so với cùng kỳ).

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 9 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành bán buôn, bán lẻ (chiếm 39,8% vốn); hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 18,6% vốn); xây dựng (chiếm 17,3% vốn); còn lại là các ngành khác.

Có 13 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 03 tháng đầu năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Mỹ (23%); New Zealand (20,3%); CHLB Đức (18,6%); Lào; Singapore;…

Lũy kế đến 20/02/2024, Việt Nam đã có 1.720 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,12 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,2%); Venezuela (8,3%);…

Ở chiều ngược lại, trong ba tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, vốn thực hiện đạt khoảng 4,63 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2024, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu cho thấy, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài năm nay sẽ tiếp tục xu hướng tích cực trong những năm gần đây. 

Ngọc Bảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.